Ý kiến của một Dược sĩ đã hết Date

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

05/05/2020 00:07

1123

Năm nay tôi 65 tuổi thế mà hơn chục năm trước nhiều khi vẫn mơ thấy mình là sinh viên dược ngày mai thi rồi mới học được có hai lượt.

Ngày xưa chúng tôi học ở Đại học Dược Hà Nội quy định nếu anh chị nào nợ 1,5 môn thì tăng K (một môn còn gọi là môn thi tương đương 60 tiết tức khoảng 4-5 trình bây giờ, môn kiểm tra 30 tiết) nhưng nhiều môn dài tới 120 thậm chí 150 tiết vẫn chỉ thi một lần. Khi đó để ngốn hết 2 đến 3 tập vở 5 hào hai (gần bằng khổ A4 và có 40 trang) chúng tôi thức cả đêm để học trong có một tuần sau khi kết thúc môn học. Anh chị nào học được 3 lần cộng với khiếu trả lời chắc được điểm khá giỏi, ai học hai lần có thể qua nếu không gặp câu quá khó (thi vấn đáp), còn nếu học một lần chắc dính thi lại. Sinh viên Đại học Dược Hà Nội những năm đó truyền miệng câu “nếu không thi lại không phải sinh viên Trường Dược” nhiều bạn tôi được giữ lại trường thành các Gs, Ts vẫn có người dính thi lại, cả khóa 120 người chắc chỉ 2-3 người không dính nhưng cũng vài lần suýt chết. Sinh viên chúng tôi còn truyền miệng câu nói của Thày T ở bộ môn PT Đại học Dược Hà Nội “hôm nay sinh viên thi không tóm được cô cậu nào phạm quy không ăn ngon cơm”.

Học thế đấy các bạn ạ! Nhưng chúng tôi luôn biết ơn các thày đã rèn dũa mình và rất tự hào mình là sinh viên Đại học Dược Hà Nội ngôi trường “dạy nghiêm túc” của thày, “học khắc nghiệt” của trò. Ngôi trường do những người Thực dân Pháp lập nên. Ngôi trường có các bạn tôi, các thày của tôi trong những năm chiến tranh đã đi phục vụ chiến trường, có những người bạn sau này mãi không về học lại dù chiến tranh đã đi qua.

Ngôi trường có những năm các cháu thi đại học báo điểm 27 điểm vẫn trượt (thực ra do cách tuyển sinh khiến các cháu này trở thành nạn nhân trượt đại học, chứ tôi nghĩ 24 điểm cũng quá siêu rồi và xứng đáng lọt qua cánh cổng ở 15 phố Lê Thánh Tông Hà Nội). Từ ngôi trường này chúng tôi tỏa đi khắp mọi miền của tổ quốc, nhiều người sau ngày 30/04/1975 như thầy NVT bộ môn PC (sau này vào khoa Dược Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh), cùng với một số thầy khác đã làm nòng cốt cho khổi trường đào tạo nhân lực Dược thuộc Bộ Y tế như: Đại học Y Dược tp Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Y Dược Huế… đều duy trì nếp dạy và học như Đại học Dược Hà Nội và tất cả chúng ta đều tự hào là sinh viên các trường top đầu trong cả nước hoặc ở khu vực.

Nhưng khi các bạn sinh viên mới tốt nghiệp chào tạm biệt ngôi trường đã gắn một phần đời rất đẹp của các bạn để bước vào cuộc sống các bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, lắm thách thức. Đầu tiên về công việc bạn nào cũng mong muốn được làm việc phù hợp với năng lực, sở trường và tất nhiên phải gắn bó với những năm tháng “mài mòn đũng quần” trên ghế giảng đường, những buổi đi thực tập phòng thí nghiệm làm mãi hết giờ vẫn không đạt yêu cầu của thày. Nhưng thật chớ trêu cứ nghĩ trường top đầu sẽ dễ tìm công việc phù hợp như: viện nọ vụ kia, không bệnh viện ở các thành phố lớn cũng phải bệnh viện cấp tỉnh trở lên, các công ty dược hạng đầu, hay chí ít hạng trung ở Việt Nam.

Thế là bắt đầu một quá trình săn tìm việc, với những kỹ năng không được dạy ở trường đại học: kỹ năng viết CV, kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc, thậm chí trình độ tiếng Anh rất hạn chế cũng phải viết CV và Application bằng cái thứ ngôn ngữ khó khăn kia…

Pharmacist4a

Việc làm rất sẵn có ngày nào trên các mạng tìm việc làm cũng đăng. Nhưng đa phần là tuyển Med rep (Medical representaive), hoặc bán hàng tại nhà thuốc, đôi khi có việc sản xuất… Hơn nữa lại đòi hỏi có kinh nghiệm. Kỹ năng để làm người giới thiệu thuốc các bạn có được dạy tí ti gì ở trường đại học đâu, bán hàng ở nhà thuốc cũng vậy, còn sản xuất những thứ được học chẳng liên quan gì đến sản xuất hiện nay.

Hành trang của các bạn trong quá trình săn việc này là gì?

Để làm trình bạn có gì?

Chỉ là các kiến thức về dược lý, dược lâm sàng, pháp chế dược, bào chế quy mô nhỏ. Còn những cái gọi là Maketing Dược, Kinh tế Dược, Quản lý doanh nghiệp Dược… mớ kiến thức hỗn độn về mặt kinh tế đó không bằng kiến thức dạy cho sinh viên các trường cao đẳng kinh tế, về mặt dược đó không phải là kiến thức về Maketing dược, Kinh tế Dược… Chưa kể đến các kỹ năng mềm cần thiết như đàm phán, trình bày, giao tiếp…

Còn để quản lý nhà thuốc thì sao?

Liệu sinh viên mới ra trường có thể tự đứng ra mở nhà thuốc (tất nhiên chưa được đứng tên): từ khâu đăng ký xin mở, quản lý bán hàng, tư vấn sử dụng thuốc? Bạn có tự tin làm tốt ngay được không?

Để tham gia sản xuất dược, bạn có làm được không?

Đối với sản xuất người ta đòi hỏi bạn phải đọc hiểu và triển khai được quy trình sản xuất thuốc viên (nén, nang cứng, nang mềm) bao phim, pha chế thuốc tiêm sản xuất công nghiệp hay ít ra cũng biết nấu cao dược liệu theo phương pháp công nghiệp. Là dược sỹ đại học bạn phải làm được tổ trưởng sản xuất. Theo ý kiến tôi chắc đó là điều đánh đố chúng ta bạn có được học những thứ này đâu mà làm ngay được không cần đào tạo.

Được học quản lý chất lượng thuốc rồi bạn có phụ trách hay tham gia dự án thẩm định GxP được không?

Ở đại học bạn được học môn quản lý chất lượng thuốc nào là GP, nào là ISO, nào là TQM nhưng mới ra trường liệu bạn có thể tham gia hoặc phụ trách dự án xin đăng ký GMP, GSP, GDP, GLP hoặc GPP không? Chắc chắn không thể.

Thế là hầu như phải học lại từ đầu nếu muốn tồn tại và phải biết chấp nhận làm nhiều công việc chưa hài lòng lắm với vị trí thấp hơn bạn kỳ vọng. Không bi quan cũng không gặm nhấm hào quang quá khứ là sinh viên trường thuốc nếu cố gắng làm việc và học hỏi sau hai đến ba năm phấn đấu bạn có thể vươn lên.

Bởi thế tôi một dược sỹ đã hết đat (Expiry Date Pharmacist) hay dược sỹ thuộc thế hệ bỏ đi (Lost Generation cách nói của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway tự nhận sau khi ra khỏi Thế chiến thứ nhất) muốn nói với các em sinh viên Dược, cũng như các bạn dược sỹ trẻ hãy biến niềm tự hào trong quá khứ thành động lực trong cuộc sống hôm nay.

Thế giới này, đất nước này, sẽ trải qua nhiều biến động về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, về dân chủ, công bằng xã hội (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).

Các bạn chính là người sẽ đón nhận những điều đó, nhưng đừng quên chẳng có gì tốt đẹp sẽ đến với ta nếu ta không nỗi lực, không đam mê và không có kế hoạch đón nhận nó ở vị thế có lợi cho ta. Do đó hãy làm việc hết mình để tích lũy kinh nghiệm sống, trải nghiệm nghề và luôn nhớ điều này:
 

Nguồn bài viết từ https://namudinsider.com/

Tags

Tin liên quan