Vì sao ngành dược liệu mãi chưa “lớn” nổi?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

05/03/2019 00:11

639

Ngành dược liệu có không ít tiềm năng phát triển song hiện vẫn phải nhập khẩu khá nhiều khi giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh kém

Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu.

Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu.

Phát biểu tại buổi Họp báo Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức chiều nay 4/3, tại Hà Nội, ông Phạm Vũ Khánh-Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho hay: Ngành dược liệu có nhiều tiềm năng phát triển song hiện vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Lý do là bởi dược liệu sản xuất ra giá thành khá cao. Bên cạnh đó, dược liệu làm ra chất lượng tốt nhưng chính đơn vị sản xuất lại không biết giới thiệu.

“Hiện nay, thế giới đa phương nên phải tìm cách để giảm chi phí đầu vào và tăng đầu ra. Muốn đạt được điều đó, yếu tố đầu tiên là phải sản xuất lớn với nguồn giống tốt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Nếu chỉ sản xuất nhỏ lẻ thì không thể cạnh tranh được”, ông Khánh nói.

Kinh Tế

» Thị trường ViệtNam

susucn đăng bởi: b.a.o.h.a.i.q.u.a.n...v.n. 
Gửi 07:32pm | 04/03/2019

Vì sao ngành dược liệu mãi chưa “lớn” nổi?

 

A-A A+ ‹Đọc›

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút

Ngành dược liệu có không ít tiềm năng phát triển song hiện vẫn phải nhập khẩu khá nhiều khi giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh kém.

Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu.
Việt Nam còn khá nhiều tiềm năng để phát triển dược liệu.

Phát biểu tại buổi Họp báo Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức chiều nay 4/3, tại Hà Nội, ông Phạm Vũ Khánh-Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền cho hay: Ngành dược liệu có nhiều tiềm năng phát triển song hiện vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Lý do là bởi dược liệu sản xuất ra giá thành khá cao. Bên cạnh đó, dược liệu làm ra chất lượng tốt nhưng chính đơn vị sản xuất lại không biết giới thiệu.

“Hiện nay, thế giới đa phương nên phải tìm cách để giảm chi phí đầu vào và tăng đầu ra. Muốn đạt được điều đó, yếu tố đầu tiên là phải sản xuất lớn với nguồn giống tốt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Nếu chỉ sản xuất nhỏ lẻ thì không thể cạnh tranh được”, ông Khánh nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Bùi Thanh Tùng-Trưởng phòng Quản lý dược cổ truyền (Cục Quản lý y, dược cổ truyền) thông tin thêm: Nói tới dược liệu, phần nhiều là nhập khẩu nhưng hiện nay Việt Nam cũng xuất ngược sang Trung Quốc, nhất là dược liệu thu hái tự nhiên và cả một số dược liệu nuôi trồng.

Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu cả ngải cứu, ích mẫu nhưng hiện nay có nhiều dược liệu không phải nhập khẩu và tiến tới sẽ ngày càng có nhiều dược liệu khác không phải nhập khẩu. “Phải công nghiệp hoá nuôi trồng dược liệu cộng với yếu tố giống, năng suất cao… mới mong giảm giá, từ đó cạnh tranh được với dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc”, ông Tùng nói.

Xung quanh vấn đề này, ông Đào Văn Hồ-Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm: Việt Nam có nhiều dược liệu có tiếng nhưng một trong những điểm hạn chế là chưa làm tốt khâu xúc tiến thương mại; giữa sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm y dược cổ truyền ra thị trường chưa được kết nối tốt.

Ông Hồ thông tin thêm: Để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền của các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác, kinh doanh dược liệu; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng các sản phẩm dược liệu sạch an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn, sức khỏe trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, thuốc cổ truyền, từ ngày 20-25/3 tới, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019.

Với quy mô dự kiến từ 120-150 gian hàng, các gian hàng được phân chia thành các khu vực như: Khu gian hàng của các địa phương, hợp tác xã, cơ sở trồng cây dược liệu; khu các bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước; khu gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền; khu gian hàng các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền; khu thăm khám bệnh, tư vấn kiến thức về các loại dược liệu, thuốc cổ truyền miễn phí…

Thông tin sâu hơn về hội chợ này, ông Tùng cho hay: Các doanh nghiệp tham gia hội chợ có cả lĩnh vực dược liệu, sản phẩm tinh làm từ dược liệu như thuốc nước, thuốc viên nén…, thậm chí có cả doanh nghiệp dược liệu nước ngoài.

“Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ đem đến hội chợ các dược liệu với phẩm cấp theo quy định mà còn có cả những dược liệu phẩm cấp cao nhất và giá sẽ đắt. Hội chợ sẽ là nơi có đầy đủ các loại dược liệu giống như thị trường Trung Quốc với chất lượng tốt”, ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng: “Qua hội chợ này, chúng tôi đã kết nối những doanh nghiệp cung cấp giống, kỹ thuật đi đến sơ chế, chế biến…

Trước nay chúng tôi làm bà mối kết nối người nuôi trồng và sử dụng thì nay, hội chợ sẽ là sàn giao dịch để các bên biết nhau. Những hợp đồng cho vấn đề dược liệu sẽ được liên thông hơn. Nhiều người ký kết được hợp đồng sẽ chủ động ký kết vùng nuôi trồng từ quy mô nhỏ đến lớn”.

 

Tags

Tin liên quan