Vai trò nhiệm vụ của Dược Lâm Sàng trong ngành Dược

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

06/09/2019 00:05

1120

DLS bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện bởi các dược sĩ hành nghề tại các nhà thuốc, bệnh viện, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, phòng khám và các tổ chức khác mà thuốc được kê đơn và sử dụng.

 

Thuật ngữ “lâm sàng” không nhất thiết chỉ các hoạt động được thực hiên tại bệnh viên. Nó mô tả tất cả các loại hình hoạt động liên quan đến sức khỏe bệnh nhân. Điều này ngụ ý dược sĩ và các dược sĩ cộng đồng đều có thể thực hiện các hoạt động DLS.

 

Dược sĩ lâm sàng làm việc trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia y tế và bệnh nhân để đảm bảo thuốc được sử dụng đem lại hiệu quả sức khoe tốt nhất có thể cho bệnh nhân. Dược sĩ lâm sàng thực hành tại những cơ sở y tế, nơi có sự trao đổi thường xuyên với các bác sĩ và các chuyên gia y tế, sự phối hợp này góp phần đạt hiệu quả chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.

Các Dược sĩ lâm sàng được đào tạo trực tiếp trong môi trường chăm sóc bệnh nhân,  bao gồm các trung tâm y tế, phòng khám và các cơ sơ chăm sóc sức khỏe khác. Dược sĩ lâm sàng thường được cấp đặc quyền chăm sóc thông qua việc cộng tác với bác sĩ hoặc các hệ thống y tế, cho phép họ thực hiên đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. Những đặc quyền này được cấp dựa trên kiến thức chuyên môn của dược sĩ lâm sàng và kinh nghiệm lâm sàng thực tế, đạt được thông qua quá trình đào tạo và chứng nhận của hội đồng chuyên khoa.

Nhiệm vụ tổng thể

Nhiệm vụ tổng thể của DLS là thúc đẩy việc sử dụng đúng và phù hợp các sản phẩm thuốc cũng như các thiết bị y tế. Nhằm mục đích :

  • Phát huy tối đa hiệu quả về mặt lâm sàng của thuốc nhằm đạt hiểu quả điều trị cao nhất cho mỗi bệnh nhân.
  • Giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ do điều trị gây ra thông qua theo dõi quá trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân.
  • Giảm thiểu các chi phí cho việc điều trị dược lý phát sinh do hệ thống y tế quốc gia và cá nhân bệnh nhân, tức là, cố gắng cung cấp hướng điều trị tốt nhất phụ hợp với phần đông bệnh nhân.

Mức độ hoạt động của Dược sĩ Lâm sàng

  1. Trước khi kê đơn.
  • Thử nghiệm lâm sàng
  • Công thức bào chế
  • Thông tin về thuốc
  • Dược sĩ lâm sàng có khả năng thực hiện và có ảnh đến các chính sách liên quan đến thuốc, tức là, quy định loại thuốc nào được bán trên thị trường, thuốc nào được đưa vào danh mục thuốc khuyến cáo của quốc gia, địa phương, quy định về việc kê đơn và hướng dẫn điều trị nên được thực hiện.
  • Dược sĩ lâm sàng cũng đang tích cực tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng, ở những mức độ khác nhau như các ủy ban đạo đức, giám sát, điều tra các nghiên cứu,….
  1. Trong quá trình kê đơn
  • Hoạt động tư vấn
  • Dược sĩ lâm sàng có thể ảnh hưởng đến quan điểm và sự ưu tiên của người kê đơn trong sự lựa chon của họ về phương điều trị.
  • Quan sát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp xảy ra tương tác thuốc bất lợi. Đưa ra tư vấn hiệu quả dựa vào tiểu sự bệnh nhân.
  • Chú ý đặc biệt đến liều lượng thuốc trong quá trình theo dõi điều trị
  • Dược sĩ cộng đông cũng có thể đưa ra quyết định kê đơn trực tiếp khi thuốc không kê đơn được thông qua
  1. Sau khi kê đơn
  • Tư vấn
  • Bầy tỏ ý kiến cá nhân
  • Đánh giá việc sử dụng thuốc
  • Ghi nhận kết quả
  • Sau khi kê toa Dược sĩ lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và tư vấn cho bênh nhân
  • Dược sĩ có thể cải thiên nhân thức của bệnh nhân đối với phương pháp điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, kiểm tra và sự cải thiên trong việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
  • Là một bộ phận của ngành Dược, Dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp những dịch vụ chăm sóc tích hợp từ “ bệnh viện đến cộng đông” và ngược lại, đảm bảo thông tin liên tục về nguy cơ cũng như lợi ích điều trị bằng thuốc.

 

1. Yêu cầu về trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học.

2. Chức trách, nhiệm vụ:

a) Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.

b) Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh.

c) Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

d) Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc. đ) Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.

g) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

Nguồn: namudinsider.com

Tags

Tin liên quan