TẢN MẠN Y DƯỢC (PHẦN 1) : HỌC DƯỢC RA LÀM GÌ???

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

09/01/2020 00:01

1497

Vào học Dược mới biết cái khác lạ của nó, cả về cách dạy,cách học, và khác nhất là ở công việc sau khi ra trường.
Có nhiều nghề đôi lúc chả liên quan lắm đến kiến thức cả. Ko biết có nên khâm phục thằng bạn mình dám post 1 status facebook nói rằng Mục đích của nó học Dược là để lấy cái bằng , để kiếm cái công việc cho phù hợp,thi cử chi là chuyện phụ, cố cho qua thôi. Đối với mình, mình cũng vậy. Sang năm 4 này, mục đích của mình và khá nhiều mem ở O1K65- Lớp Quản Lý & Kinh Tế Dược cũng như vậy, học xong kiếm cái bằng ra trường, làm gì thì tùy mỗi người. Nói chuyện vs mấy anh chị đi làm GSK, DKSH, Sanofi,… mới biết học Dược xong đi làm nó phũ phàng thế nào. Sinh Viên vào chỉ biết học để lấy cái bằng, chứ mấy ai biết ra trường làm gì?

Không cần 1 con số thống kê nào cả, cũng biết rằng 90% Học Sinh thi vào Dược chưa biết ra trường làm gì ( hay đúng hơn hiểu bâng quơ là học Dược ra sau này đi bán thuốc), và ít nhất 60% SV năm 4 cũng với tình trạng trên. Mình cũng đã tìm hiểu Học Dược ra làm gì từ hồi năm 2, hồi đó mình thích Dược Lâm Sàng lắm, vì thích nghiên cứu, phát minh ra thuốc chữa bệnh mà. Sau lên năm 3, làm thêm về mảng Kinh tế làm mình thấy tiềm năng của Kinh tế Dược cao hơn , và thế là mình đi theo Kinh Tế Dược với 1 ý tưởng start-up trong đầu.

 Với vốn kiến thức của mình, mình sẽ tự phân tích xem  học Dược ra làm gì xem sao ( coi như giúp mấy cô cậu sắp và đang học Dược 1 tí 

Có thể thấy năm K66 trở đi đã đổi sang học tín chỉ, rồi sang năm 4 phân khoa sẽ ko còn Đa khoa và sẽ học 4 phân ngành chính: ( sau này ko biết có thêm ko chứ giờ 4 ngành này cũng là full việc cho SV Dược rồi)

1. Quản lý & Kinh tế Dược.

2. Dược Lâm Sàng

3. Dược Cổ truyền.

4. Kiểm nghiệm thuốc

5. Công nghiệp Dược

Nhớ cái hồi học Chính trị, các thầy cô các bộ môn chuyên ngành lên để nói về chuyên ngành mình, mà hình như chỉ mỗi Bộ Môn Kinh tế là nói kĩ hơn cả về công việc sau này của SV :))

Dự đoán 1 tương lại ko xa, khi nên GD VN phát triển hơn, SV Dược sẽ được phân khoa ngay từ đầu như trường Dược ở các nước bạn hay ít ra cũng như các trường ĐH khác ở VN. Và đương nhiên, SV khi vào học sẽ biết ra trường mình làm gì để mà phấn đấu.

HỌC DƯỢC RA LÀM GÌ?

Mình sẽ đi theo từng khâu trong vòng đời của 1 viên thuốc cho dễ hiểu. Chứ thực chất việc phân khoa bây giờ cũng ko có ý nghĩa nhiều lắm, vì sinh viên còn chưa biết gì về tương lai cơ mà. Đồng thời, đi đôi với mỗi nghề mình sẽ đưa ra 1 con số dự đoán số ng làm việc / 100 ng để dễ hình dung.

1.Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc.

Không cần nói thêm, ta cũng biết muốn vào làm việc này thì kiến thức chuyên môn Y Dược phải khá tốt rồi.

– Bạn sẽ tham gia nghiên cứu, phát triển 1 sản phẩm thuốc có ích cho con người, có hiệu quả điều trị cao như Panadol giảm đau- hạ sốt, hay có thể là thuốc chữa ung thư chẳng hạn. Trên thế giới, công việc của chuyên gia nghiên cứu rất được trọng vọng, ưu tiên bởi họ tạo ra những giá trị mới có ích cho xã hội. Nhiều nước trên thế giới rất coi trọng việc nghiên cứu các thuốc mới, hoạt chất mới như Mỹ, Nhật , Pháp bởi việc nghiên cứu sử dụng nhiều chất xám và vất vả hơn rất nhiều so với các công việc khác. Còn ở Việt Nam do nhiều điều kiện về khoa học- kỹ thuật, vấn đề con người,… nên việc nghiên cứu không được phát triển ( thay vào đó là các công việc liên quan về kinh doanh vì sinh lợi nhuận nhanh).  Thường thì các doanh nghiệp sản xuất có tầm nhìn lâu dài, có tiềm lực kinh tế, khoa học- kĩ thuật mới phát triển phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm như Dược Hậu Giang, Traphaco, Pymepharco,…

Cách đây 4 năm, lúc mình đỗ ĐH Dược Hà Nội, mình đã từng có ước mơ là sau này sẽ phát minh ra thuốc chữa ung thư cho loài người, chỉ tiếc là ước mơ đó tạm thời chưa thực hiện được. Sau này khi có đầy đủ điều kiện về tài chính, nhân lực, khoa học- kĩ thuật mình sẽ làm. Mong rằng các bạn Dược sĩ có tâm hãy quan tâm đến việc nghiên cứu và phát triển các thuốc mới hơn.

– Bạn sẽ tham gia nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc, hoặc là đánh giá 1 sản phẩm thuốc xem có đủ tiêu chuẩn không để cấp giấy phép lưu hành ra thị trường (Viện Kiểm nghiệm)…

Bạn sẽ làm ở đâu? Đó là các Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc,Viện Dịch tễ, Viện Y học Cổ truyền, hoặc phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm của 1 công ty Dược phẩm. Có thể đó là Trung tâm ADR Quốc Gia ở ngay trong trường ĐH Dược Hà Nội, cũng có thể làm giảng viên ngay tại trường để tiện nghiên cứu khoa học luôn.

Tỉ lệ: 5/100.

2. Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng (CRA)

Khi nghiên cứu xong 1 công thức thuốc có khả năng điều trị, việc tiếp theo chính là phải thử nghiệm lâm sàng, trên động vật rồi trên con người. Việc của CRA chính là đi liên hệ với các đơn vị nhận thử thuốc trên lâm sàng, rồi phối hợp với họ để tiến hành thử thuốc trên lâm sàng. Công việc khá nặng nhọc gồm nhiều khâu: lên đề cương nghiên cứu, phối hợp với bên nghiên cứu để bảo vệ đề cương, lúc đó mới được thử thuốc trên người, phải lựa chọn đúng bệnh nhân phù hợp, theo dõi , đánh giá bệnh nhân, đánh giá tác dụng của thuốc trên cơ thể người… Nếu các bước thử nghiệm lâm sàng thành công thì thuốc mới có thể được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường.

Đây là mảng công việc khá mới ở Việt Nam và đang có xu hướng phát triển khi thị trường Dược phẩm ngày càng rối ren và Bộ Y tế đang có những chỉ đạo nghiêm khắc để làm trong sạch thị trường Dược phẩm, do đó việc thử thuốc trên lâm sàng vô cùng quan trọng.

Tỉ lệ: 2/100

CÒN TIẾP...


( Bài chia sẻ của Ds.Nguyễn Quang Huy.1 Dược sĩ đam mê Kinh doanh, Marketing Tôi với những chia sẻ,trải nghiệm của mình với thế hệ Ds đi sau....

Tags

Tin liên quan