Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1008
Những câu hỏi thường gặp bao gồm: liều thuốc cho một đối tượng đặc biệt (trẻ em, PN mang thai và cho con bú, suy thận,…), tương tác thuốc, tương hợp – tương kỵ trong pha chế,…Trước thực tế nhiều đồng nghiệp tại các bệnh viện còn bỡ ngỡ trong việc lựa chọn một tài liệu tham khảo phù hợp, bằng kinh nghiệm thực hành dược lâm sàng những năm qua, chúng tôi mạnh dạn viết bài này để giới thiệu các tài liệu chúng tôi thường sử dụng khi cần tìm kiếm thông tin.
Một danh sách tài liệu kiểu như chúng tôi trình bày sau đây thực ra đã xuất hiện trong Thông tư 31/2012 về Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, tuy nhiên, trong danh sách của Thông tư có những tài liệu mà chúng tôi cho rằng khó tiếp cận được, đặc biệt là với các đồng nghiệp công tác tại bệnh viện tuyến dưới. Do đó, trong danh sách mà chúng tôi lựa chọn để giới thiệu, tiêu chí ưu tiên hàng đầu là tính sẵn có của tài liệu, nghĩa là các đồng nghiệp có thể dễ dàng mua hoặc tìm được các tài liệu này được chia sẻ miễn phí ở đâu đó (mặc dù việc làm này là vi phạm bản quyền của tác giả).
1. Tài liệu tra cứu thông tin tổng hợp về thuốc:
Đây là các tài liệu trình bày thông tin tổng hợp về các thuốc, được xếp theo thứ tự alphabet hoặc theo nhóm dược lý. Mỗi thuốc, hay còn gọi là mỗi chuyên luận, thường đi theo một bố cục thống nhất: tên hoạt chất, biệt dược (nếu có), tính chất dược lý (dược lực học, dược động học), chỉ định, chống chỉ định, liều lượng – cách dùng, tác dụng không mong muốn, sử dụng trên các đối tượng đặc biệt, tương tác thuốc, tương hợp – tương kỵ, quá liều và xử trí. Đây là các tài liệu thường được tham khảo đầu tiên khi dược sĩ có nhu cầu về thông tin thuốc. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các tài liệu này thường không đầy đủ khi cần đào sâu một thông tin cụ thể. Một danh sách các tài liệu nhóm này được trình bày trong Bảng 1
2. Dược lý học:
Tài liệu về dược lý học thì không trực tiếp phục vụ cho hoạt động dược lâm sàng hàng ngày, nhưng sẽ hữu ích trong công tác đào tạo liên tục của Khoa Dược và Bệnh viện. Các tài liệu nước ngoài được giới thiệu trong phần này đều là các sách dược lý uy tín hàng đầu, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
3. Dược lâm sàng, dược điều trị, y học nói chung:
Đây là sẽ các tài liệu quan trọng hàng đầu trong hoạt động dược lâm sàng, khi cần tham gia hội chẩn, tư vấn lựa chọn thuốc, giám sát – theo dõi việc điều trị cũng như đào tạo liên tục, tự trau dồi kiến thức cho Tổ DLS.
4. Sử dụng kháng sinh:
Quản lý sử dụng kháng sinh là trọng tâm trong công tác dược lâm sàng tại nhiều bệnh viện theo xu hướng chung hiện nay, đặc biệt là sau quyết định 772/QĐ-BYT của Bộ Y tế và khi tiêu chí C9.7 được triển khai để đánh giá chất lượng bệnh viện; trong đó, dược sĩ lâm sàng đóng một vai trò quan trọng nhất định. Cùng với đó, nhu cầu các tài liệu về kháng sinh cũng sẽ trở nên rất cần thiết. Một số tài liệu về kháng sinh được giới thiệu trong Bảng 4.
5. Tương tác thuốc:
Giám sát và phát hiện tương tác thuốc là một lĩnh vực chuyên biệt của người dược sĩ lâm sàng. Bên cạnh một số trang web kiểm tra tương tác thuốc miễn phí như Drugs.com, Medscape, cũng có một số sách điện tử để các dược sĩ tham khảo. Hơi đáng tiếc cho các dược sĩ, một nguồn tham khảo tin cậy là Micromedex Drug Interaction lại yêu cầu đóng phí để sử dụng.
6. Sử dụng thuốc cho trẻ em:
Trẻ em là một nhóm đối tượng phức tạp trong việc sử dụng thuốc, khi hiệu quả và an toàn của thuốc thường thiếu các nghiên cứu chứng minh, liều lượng cho trẻ em thì lại thường thay đổi theo độ tuổi và cân nặng. Và nhiều bác sĩ không phải chuyên khoa Nhi cũng thường lúng túng khi phải kê toa ở các bệnh nhân này. Vì vậy, chuẩn bị một số nguồn tài liệu để tham khảo khi tư vấn sử dụng thuốc trên trẻ em là cần thiết cho dược sĩ lâm sàng.
7. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú là một vấn đề “nhạy cảm”, và cũng là một nội dung bác sĩ thường tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi quyết định kê đơn. Khi gặp những tình huống như vậy, thường đòi hỏi dược sĩ phải tham khảo, đối chiếu nhiều tài liệu khác nhau trước khi đưa ra câu trả lời. Một số tài liệu về hướng dẫn sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai được trình bày trong Bảng 7.
Ds. Phạm Công Khanh, Theo: nhipcauduoclamsang
Còn tiếp....
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec