Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1473
Chủ đề ngày hôm nay Hướng Nghiệp Dược muốn chia sẻ đến mọi người với nội dung PHÁT TRIỂN BẢN THÂN như thế nào để LÀM TỐT công việc TDV.
Trước khi nói về cách phát triển năng lực bản thân, HND muốn nhắc đến khung năng lực con người của Unesco - mô hình ASK.
Mô hình ASK là gì?
ASK (viết tắt của Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Từ những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), hiện nay ASK này đã được chuẩn hoá thành một mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ, gồm 3 nhóm chính:
1. Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục - đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Ví dụ: kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ,...
2. Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Ví dụ: kỹ năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng bán hàng,...
3. Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: trung thực, tinh thần khởi nghiệp - dấn thân,...
Vậy thì ASK đối với công việc TDV như thế nào?
1. Kiến Thức: TDV cần có những kiến thức gì?
Kiến thức cho TDV được chia thành 2 loại:
- Chuyên môn: về bệnh học & sản phẩm phụ trách.
TDV làm nhóm bệnh phả nào được đào tạo về bệnh lý nhóm đó thật kĩ càng, phải hiểu rõ cơ chế tác dụng của sản phẩm, về dược lý, dược lâm sàng liên quan đến sản phẩm.
Càng hiểu rõ, TDV sẽ càng tự tin khi đi gặp khách hàng, nếu TDV biết hết cũng chưa chắc đã bị KH hỏi nhưng nếu KH hỏi mà không biết chuyên môn thì lại rất tệ, KH sẽ không tin những TDV suốt ngày nói " sản phẩm bên em tốt lắm" mà không hiểu tốt thế nào
- Không chuyên môn: bao gồm các kiến thức về xã hội, văn sử địa, ngoại ngữ, thể thao, văn hoá ...
Để có thể nói chuyện được với khách hàng, không nên mới gặp đã trình bày sản phẩm, TDV thường bắt đầu vài câu chuyện phiếm trước, càng biết nhiều kiến thức đông tây kim cổ thì càng dễ bắt chuyện với KH.
2. Kĩ Năng - các kĩ năng bắt buộc và nâng cao
- Bắt buộc có: kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nghe, kĩ năng hỏi, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng quản lý địa bàn & khách hàng ...
- Nâng cao: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng đàm phán ...
Người có kiến thức là người Biết, còn có kĩ năng là ngừoi Làm, bạn có thể biết cách làm qua việc học lý thuyết, nhưng muốn có kĩ năng tốt thì chỉ có cách rèn luyện.
Có câu nếu đá 1 cú 10000 lần thì sẽ thành công phu.
3. Thái độ - điều quyết định tất cả.
Bạn có kiến thức tốt, kĩ năng giỏi mà lại Lười, Ham chơi, Thích vui vẻ thì không thể thành công.
Thái độ của nghề TDV đòi hỏi:
- Chăm chỉ
- Kiên trì
- Tự giác
Ngoài ra các thái độ tích cực chung khác như Nhiệt Tình, Cầu tiến ... thì bạn làm nghề nào cũng cần đến.
***Vậy phát triển bản thân như thế nào để làm tốt công việc TDV?
Hãy áp dụng phương pháp "cái gương", tức là soi vào mô hình ASK trên, xem mình thiếu thứ gì thì bổ xung thứ đó.
Bạn còn nắm lơ mơ về bệnh học nhóm sản phẩm phụ trách thì mở sách học lại, bạn chưa có kĩ năng nào thì rèn kĩ năng đó, google và youtube là 2 người thầy miễn phí tuyệt vời.
Riêng Thái độ thì cần nhận thức đúng và sự thay đổi này không hề dễ dàng.
Bạn có thể làm 1 hành động tốt 21 ngày liên tục để trở thành 1 thói quen tốt, nghiêm khác và kỉ luật với chính bản thân sẽ tạo ra được thái độ phù hợp với công việc.
Làm điều dễ bao giờ cũng sướng hơn việc khó, nhưng việc khó sẽ tạo ra một nhân sự có năng lực tốt.
Trân trọng !
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec