Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
805
Theo Nikkei Asian Review, vào năm 2018, nhà sáng lập Pharmacity Chris Blank và các cộng sự đã ấp ủ kế hoạch đánh dấu kỷ niệm 10 năm sắp tới của Công ty: Mở nhà thuốc thứ 1.000 trên cả nước.
Nếu đạt được mốc đó vào năm 2021, chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam Pharmacity sẽ tăng gần gấp đôi số cửa hàng hiện có. Sau đó, mục tiêu là 90% người dân Việt Nam có thể đến Pharmacity trong vòng 10 phút lái xe máy. Ông Chris Blank đặt mục tiêu vào thị trường chăm sóc sức khỏe phát triển nhanh nhất châu Á.
Theo công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dự kiến tăng đáng kể, nhờ vào tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Việt Nam, cũng như các mối quan tâm về COVID-19. Khi các hiệu thuốc nhỏ do gia đình tự quản bị lấn át bởi các chuỗi mới, Pharmacity đang hướng tới mục tiêu trở thành người dẫn đầu thị trường.
Lĩnh vực dược trị giá 7 tỉ USD hiện vẫn bị chi phối bởi khoảng 57.000 cửa hàng bán lẻ. Ông Chris Blank cho rằng: “Một dự án không đáng làm trừ khi bạn có thể trở thành con voi”. Chìa khóa để mở rộng là các trung tâm phân phối mới của Pharmacity, một trung tâm phân phối ở phía Đông TP.HCM đã bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm nay, và một trung tâm khác sẽ mở tại Hà Nội.
Công ty có kế hoạch tổ chức một đợt gây quỹ mới sau khi dùng hết 31,8 triệu USD huy động hồi đầu năm 2020, để đầu tư vào phân phối và nhân rộng số lượng cửa hàng hiện có.
Việt Nam là nền kinh tế Đông Nam Á lớn duy nhất có chi tiêu tiêu dùng tăng vào năm 2020, với mức bình quân hóa hàng năm là 3,3%, theo dữ liệu của Fitch Solutions. Phần lớn điều đó sẽ liên quan đến sức khỏe.
"Xét về tốc độ tăng trưởng, chi tiêu cho y tế ở Việt Nam đang vượt trội so với khu vực", nhà phân tích thực phẩm và đồ uống Brice Dunlop của Fitch Solutions. Từ năm 2020 đến năm 2024, chúng tôi kỳ vọng chi tiêu cho y tế ở Việt Nam sẽ tăng trung bình 10,9% một năm, so với mức trung bình 6,2% hàng năm của toàn châu Á.
Pharmacity không phải là công ty duy nhất nhìn thấy tiềm năng. Sự tăng trưởng trong chi tiêu chăm sóc sức khỏe của đất nước cũng đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Matsumotokiyoshi của Nhật. Họ đã mở cửa hàng thuốc đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 10.
Thị trường dược phẩm của Việt Nam ngày càng phát triển vượt ra ngoài các chuỗi nội địa như Long Châu và Phano, do nhà sản xuất phần mềm FPT mở rộng kinh doanh bán lẻ, tập trung vào bán thuốc và vitamin.
Các hiệu thuốc cũng đang dự trữ nhiều loại sản phẩm mang nhãn hiệu trong và ngoài nước. Ngoài thuốc, Pharmacity và Medicare còn bán mỹ phẩm, đồ uống, kem đánh răng và các mặt hàng khác. Watsons của Hồng Kông và Guardian của Singapore cũng đã vào Việt Nam với các dịch vụ tương tự.
Hiện tại, các đối thủ chính của Pharmacity là 100 cửa hàng của Long Châu, 90 cửa hàng của Medicare và 60 cửa hàng của Phano. Nhưng các siêu thị và cửa hàng 24 giờ cũng đang tham gia thị trường. Cụ thể, VinMart + có quầy thuốc dành cho VinFa của Vingroup trong các cửa hàng tiện lợi của mình.
Tuy nhiên, nhà sáng lập Chris Blank tỏ ra không hề nao núng trước mối đe dọa cạnh tranh của các đối thủ tên tuổi như FPT và Vingroup, những tập đoàn lớn nhất Việt Nam.
Ông Chris Blank làm việc tại một công ty quản lý quỹ và môi giới tại Việt Nam, trước khi thành lập Pharmacity vào năm 2011.
Pharmacity cung cấp cho các nhà sản xuất một đầu mối liên hệ duy nhất để bán sản phẩm tại hàng trăm điểm bán lẻ. Công ty sử dụng quy mô kinh tế của mình để tìm nguồn sản phẩm hàng loạt và có cơ sở dữ liệu gồm 3,5 triệu người trong chương trình khách hàng thân thiết.
“Một điểm cộng rất lớn cho một số chuỗi là hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng rất tốt”, theo chuyên gia tư vấn Ngô Liên tại Red Franchise. Bà Ngô Liên cho biết các chuỗi cửa hàng thuốc có thể sử dụng dữ liệu để nhắm mục tiêu khách hàng và đưa ra các đề xuất để tạo ra doanh số.
"Khi mọi người đóng cửa hàng, chúng tôi đang chiếm đất", ông Blank nói. Nhìn vào 500 cửa hàng tiếp theo của Công ty, người sáng lập Pharmacity chia sẻ thêm: "Tương lai chắc chắn là đầy nắng trong lĩnh vực kinh doanh này".
Theo Phùng Mỹ - Báo Nhịp cầu đầu tư
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec