‘Ông lớn’ ngành mỹ phẩm – Công nghệ Indonesia thâm nhập thị trường Việt Nam

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

20/11/2020 00:08

658

Với quy mô thị trường lớn, công nghệ ngày càng phát triển và những quy định mới trong xử phạt hàng không rõ nguồn gốc, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho những công ty sở hữu hệ sinh thái công nghệ làm đẹp – chăm sóc cá nhân toàn diện như Social Bella.

"Tái lập" thị trường mỹ phẩm Indonesia

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế, dòng vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục tìm đến những cơ hội mới. Tháng 7/2020, quỹ đầu tư Temasek (Singapore) cùng Pavilion Capital và Jungle Ventures tiếp tục rót thêm 58 triệu USD vào Social Bella với vòng gọi vốn Series E, để nền tảng công nghệ - chăm sóc sắc đẹp này mở rộng sang Việt Nam.

Tại quê nhà Indonesia, chỉ trong 5 năm, Social Bella đã góp phần "tái lập" thị trường làm đẹp vốn từng điêu đứng với vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Nhờ đó, nền tảng đã được tạp chí Forbes trao giải Disruptor Award - giải thưởng danh giá dành cho các Start-ups trong "Giai đoạn Tăng trưởng có Tiềm năng nhất Indonesia" vào năm 2019 (Nguồn: https://www.magzter.com/article/Business/Forbes-Indonesia/The-A-List-2019).

Điều làm nên thành công của Social Bella trước hết phải kể đến nền tảng thương mại điện tử Sociolla, chuyên phân phối sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân, cũng là nền tảng vừa thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Sự xuất hiện của Sociolla, với cam kết 100% sản phẩm có chứng nhận của Bộ y tế Indonesia, đã góp phần giải quyết bài toán hàng "trôi nổi" tại đất nước này, giúp người tiêu dùng tiếp cận được hàng chính hãng chất lượng và cơ quan quản lý "cởi" được mối lo về mỹ phẩm giả.

Thừa thắng xông lên, Social Bella còn xây dựng một "hệ sinh thái" làm đẹp với mô hình marketing toàn diện O2O (online-to-offline), ước tính phục vụ lên đến 30 triệu người tiêu dùng và tạo ra hàng ngàn việc làm trên khắp Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam.

Điển hình là Soco, nền tảng đánh giá trực tuyến lớn nhất về các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân tại Indonesia. Dịch vụ truyền thông trực tuyến Beauty Journal cũng giúp chia sẻ thông tin làm đẹp và phong cách sống hàng đầu. Ngoài ra, Social Bella còn sở hữu nền tảng thương mại điện tử Lilla chuyên về làm đẹp và chăm sóc cá nhân dành riêng cho mẹ và bé; và cuối cùng là Brand Development, đối tác uy tín và độc quyền của nhiều thương hiệu làm đẹp nổi tiếng thế giới.

Tại thị trường Indonesia, Sociolla có cả cửa hàng truyền thống, triển khai bán hàng đa kênh, tiếp thị đa điểm và quản lý tập trung (concept OmniChannel).

Có thể thấy hệ sinh thái dịch vụ của Social Bella xoay quanh ba đối tượng chính là người tiêu dùng – cơ quan quản lý – doanh nghiệp (chủ thương hiệu, nhà phân phối). Các bên tham gia hệ sinh thái này đều đạt lợi ích cụ thể: người dùng được tiếp cận thông tin minh bạch và sản phẩm chính hãng, cơ quan quản lý dễ kiểm soát và doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng dễ dàng hơn.

Thị trường Việt Nam: nhu cầu cao, tiềm năng lớn

Theo thống kê của statin.com, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ khoảng 355 triệu USD vào năm 2010 lên hơn 790 triệu USD vào năm 2018. Trong đó, nước hoa, sản phẩm trang điểm và sản phẩm chăm sóc da là những mặt hàng dẫn đầu. Ngoài ra, theo trang cosmeticsdesign-asia.com, chỉ tính riêng kênh bán hàng trực tuyến, mức tăng trưởng đã đạt khoảng 80%. Kênh mua sắm thương mại điện tử mùa dịch cũng bùng nổ với mức tăng 133%.

Tại thị trường Việt Nam, vào đầu tháng 10, Social Bella đặt bước chân đầu tiên bằng nền tảng thương mại điện tử Sociolla, không chỉ giúp người tiêu dùng Việt tiếp cận với mỹ phẩm quốc tế, nền tảng phân phối này cũng đã bắt tay với nhiều tên tuổi mỹ phẩm lớn ở thị trường Việt Nam.

Hơn thế, Sociolla cũng góp phần giải quyết câu chuyện hàng mỹ phẩm giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường bằng cách đăng ký đầy đủ các sản phẩm với Bộ Y Tế Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối ủy quyền và các chủ thương hiệu. Điều này không chỉ giúp mang đến sản phẩm "thật 100%" mà còn đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và độ an toàn cho người tiêu dùng.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái được kỳ vọng sẽ sớm khắc phục từ khi Nghị định số 98/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/10 vừa qua, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Những quy định mới trong hoạt động thương mại, đi kèm với những trải nghiệm số hóa ngày càng nâng cao, sẽ đồng thời gia tăng cơ hội cho những nền tảng như Social Bella, nhờ sự phù hợp với thế mạnh công nghệ và hệ sinh thái của công ty Internet thế hệ mới này.

Theo Ánh Dương - Nhịp Sống Kinh Tế / Báo Tổ Quốc

Tags

Tin liên quan