NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC RA TRƯỜNG VẪN KHÔNG XIN ĐƯỢC VIỆC

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

07/12/2019 00:08

850

Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực ngành Dược vô cùng lớn, nhưng nếu bản thân mắc phải những điểm sau sinh viên Dược rất khó để có thể thành công.

1. Thiếu định hướng trong công việc

Mặc dù nguồn nhân lực tại các nhà thuốc, bệnh viện, công ty dược phẩm luôn rơi vào tình trạng khan hiếm, tuy nhiên hàng năm một số lượng sinh viên chuyên ngành Dược ra trường vẫn rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân được xác định là khi mới tốt nghiệp các em rất mơ hồ về công việc mình sẽ làm, không biết bản thân đâu là điểm mạnh của mình, tính cách của mình hợp với công việc, môi trường như thế nào… Dù trong ngành Dược có vô vàn công việc như: Trình Dược viên, Dược sĩ làm việc ở nhà thuốc, Kiểm nghiệm viên làm ở các trung tâm nghiên cứu,… nhưng sinh viên vẫn không thể biết bắt đầu sự nghiệp của mình ở đâu. Vì vậy cần đặt ra mục tiêu nghề nghiệp trong mối tương quan với sở thích, khả năng của bản thân mới dễ dàng kiếm được việc làm.

 Hãy tranh thủ khi bạn còn trẻ để khám phá ra những điều này, ngay khi bạn còn có thể. Hoặc bạn cũng nên tìm những Mentor về những lĩnh vực mà bạn quan tâm, hoặc tham gia nhiều khóa học chuyên sâu để có được những cái nhìn đúng đắn và rõ nét mà bạn không thể nhìn thấy nếu chỉ nhìn từ bên ngoài.
 



2. Sinh viên ngành Dược chưa nắm chắc kiến thức thực tế

Do đặc thù của ngành nghề nên sinh viên chuyên ngành Dược luôn có những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn về kiến thức chuyên môn. Để có thể tích lũy được cho bản thân những kiến thức quan trọng, phụ vụ được cho công việc về sau, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường sinh viên phải biết cân đối việc học trên lớp với việc học thực tế ở bệnh viện và các doanh nghiệp. Vì vậy sinh viên cũng cần tham gia đầy đủ các kì thực hành thực tế ở các kì học để trau dồi kinh nghiệm, tay nghề ngay trên giảng đường.

3. Có suy nghĩ chủ quan với bằng cấp

Trong tất cả các ngành thì Dược là một trong những ngành khá coi trọng bằng cấp. Một sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy tại sao lại được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn sinh viên tốt nghiệp trường khác? Bằng cấp không phải là tất cả nhưng  nó là cơ sở để nhà tuyển  dụng đặt niềm tin vào ứng viên, nó còn là chiếc vé vào cổng. 

4. Không dành thời gian rèn luyện kĩ năng mềm

Kĩ năng mềm không chỉ quan trọng trong ngành Dược mà đối với bất kì ngành nghề gì cũng đều quan trong kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe, đàm phàm… và đặc biệt với ngành làm việc với con người thì sinh viên có kĩ năng mềm thì càng có lợi thế.

Bạn luôn có thể chủ động tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đi học. Đừng vội coi thường những công việc part time như phục vụ, pha chế...vì bất kì công việc nào cũng sẽ giúp bạn trau dồi những kỹ năng nào đó, ví dụ công việc phục vụ thì giúp bạn cải thiện giao tiếp, nắm bắt được tâm lý khách hàng...Hoặc bạn có thể tham gia các CLB, đội nhóm và học thêm được nhiều kỹ năng mềm, thậm chí là cả những kiến thức học thuật như tiếng, Marketing dược... Đồng thời, cũng có rất nhiều công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể khám phá, trau dồi, tích lũy bản thân trước khi tìm kiếm những cơ hội lớn hơn.
Tuy nhiên, cũng có số ít sinh viên không nhận ra điều này và vô tình “tạo ra” cho mình một điểm yếu và đây cũng là lý do sinh viên chuyên ngành Dược ra trường không thể xin được việc.

Vì thế để không rơi vào vòng xoáy thất nghiệp, cũng như có thể tìm được cho mình được một công việc ổn định sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành Dược hãy trang bị cho bản thân những kiến thưc, kĩ năng vững chắc để 

- Pharmalink -

Tags

Tin liên quan