NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN - R&D TRONG NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

10/01/2020 00:02

12747

Trong tất cả các ngành nghề, công việc nghiên cứu và phát triển luôn có vai trò mấu chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ở ngành Dược, R&D chạy dọc theo mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến kinh doanh. Tuy nhiên, vai trò chuyên biệt và nổi bật hơn nằm ở mảng sản xuất. Bài viết này, nói về R&D của sản xuất dược phẩm ở VN

Hình ảnh có liên quan

Nghiên cứu & Phát triển - R&D

Trong tất cả các ngành nghề, công việc nghiên cứu và phát triển luôn có vai trò mấu chốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ở ngành Dược, R&D chạy dọc theo mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến kinh doanh. Tuy nhiên, vai trò chuyên biệt và nổi bật hơn nằm ở mảng sản xuất.
Bài viết này, nói về R&D của sản xuất dược phẩm ở VN
Có thể định nghĩa R&D là một nghề thu thập thông tin, thống kê, phân tích và thử nghiệm để tạo ra những sản phẩm mới có giá trị (sản phẩm mới đối với bản thân hoặc công ty họ, một số rất ít là sản phẩm mới của toàn nhân loại)
Sản phẩm chính của R&D là các công thức bào chế và quy trình sản xuất.

#1_Họ làm gì? 
Với mảng sản xuất dược phẩm ở VN, R&D xuất hiện và thể hiện vai trò mạnh mẽ nhất ở 3 nơi: Các công ty dược có nhà máy GMP, các viện/trung tâm nghiên cứu dược phẩm và các trường đại học đào tạo Dược sĩ. Công việc cụ thể của R&D ở mỗi khu vực này có thể sẽ có những khác biệt. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin và thử nghiệm để tạo ra sản phẩm mới. Nhờ có lực lượng này, mà các doanh nghiệp gia tăng được số lượng, chất lượng và độ hoàn thiện của sản phẩm.

#2_Sự khác nhau giữa R&D ở các nơi làm việc?
Tuy công việc cốt lõi của R&D ở mọi nơi là như nhau, nhưng có những sự khác biệt rõ rệt.
Môi trường Doanh nghiệp là môi trường ứng dụng với mục tiêu tạo ra lợi nhuận, do đó mục tiêu của R&D phải bám sát với những tiêu chí cụ thể hơn về giá thành, hình thức, cách thức để bán hàng,… Thông thường, R&D được chia thành các nhóm, dựa trên dạng bào chế của sản phẩm mà công ty đang sở hữu hoặc số dây chuyền mà công ty đang có: Nhóm thuốc bột - cốm – viên non-betalactam, nhóm thuốc dung dịch,…. Thông thường, mỗi nhóm R&D này sẽ phụ trách từ 1 đến 10 sản phẩm mới ở mỗi thời điểm (tùy vào yêu cầu từng doanh nghiệp), đồng thời đảm bảo tính ổn định của các sản phẩm cũ hoặc tối ưu nó lên nữa để tăng hiệu suất và năng suất.
Ở các viện/trung tâm nghiên cứu hoặc trường đại học, tính học thuật và kĩ thuật được nâng cao hơn. Các R&D tập trung nhiều hơn cho những thứ mới (mới với thị trường, mới với yêu cầu ngành nghề của quốc gia hoặc mới với thế giới). Họ tìm cách kiểm chứng và ứng dụng lại những thứ mới này vào điều kiện của mình, rồi tối ưu nó. Đây là lực lượng tiên phong về ứng dụng và tiếp thu tri thức mới. 
Việc khác nhau về điều kiện làm việc cũng dẫn đến sự khác nhau về kết quả thu được. Nếu như ở doanh nghiệp, sản phẩm thuờng là các cthuc và quy trình thuốc generic, không có nhiều công nghệ mới thì ở viện/trung tâm sản phẩm thường là các công thức có nhiều yếu tố mới, khó ứng dụng vào sản xuất hơn.

#3_Các kĩ năng cần có?
Kĩ năng với R&D chính là kiến thức nền và khả năng truy xuất thông tin. (tìm kiếm)
Khả năng phân tích logic, thiết lập kế hoạch
Tính tỉ mỉ, cận trọng 
Khả năng quan sát, nhận biết và đánh giá
Khả năng quan lý và sắp sếp công việc

#4_Thu nhập?
Thu nhập của R&D rất “vô cùng”, ở Việt Nam, lương khởi điểm khoảng 5-7 triệu và tăng dần theo thời gian, phụ thuộc vào chính sách từng công ty và đóng góp của R&D vào công ty nói chung. Mức thu nhập cao nhất có thể lên đến 100tr hoặc hơn ở những vị trí có vai trò quan trọng.

#5_Con đường?
Hầu hết xuất phát điểm của R&D đều từ các “đề tài khoa học” hoặc “khóa luận tốt nghiệp”. sau đó họ có thể lựa chọn làm tại các doanh nghiệp hoặc các viện/trung tâm.
Thời gian đầu sẽ là quá trình tích lũy: kiến thức, kĩ năng và xác định mục tiêu nghề nghiệp. Khoảng gian này thường mất khoảng 1-3 năm. Và chỉ khoảng 20% số người vượt qua được cột mốc này.
Khoảng thời gian phát triển: là khoảng thời gian khi đã có đủ vốn kiến thức và kĩ năng để làm được việc, thể hiện được bản thân và có những thăng tiến nhất định. Khoảng thời gian này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào bản thân R&D và điều kiện của doanh nghiệp. Thông thường khoảng 1 – 2 năm bạn sẽ có những thăng tiến rõ rệt.
Khoảng ổn định: Sau khi thăng tiến đến một vị trí “điểm dừng”, bạn sẽ ổn định và lên kế hoạch cho các dự định tương lai lớn hơn. hoặc bạn sẽ dừng chân tại đó luôn ). Khoảng ổn định này thường kéo dài 5 – 7 năm.

#6_Cần chuẩn bị gì?
Quan trọng là kiến thức và sự đam mê.
Cơ hội thử nghiệm là luôn có, nhưng đừng để quá tốn thời gian để thử nghiệm. Với R&D, quá trình thử nghiệm thường kéo dài hơn các mảng khác.


P/s: Đam mê là quan trọng, nhưng vấn đề là phải có người nuôi bạn :)

Ds. Đặng Tuấn Anh

 

Tags

Tin liên quan