Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
641
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết gà, lợn và vịt hiện miễn nhiễm với căn bệnh này, nghĩa là chúng không có khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ngược lại, chồn là loài thú hoang dã dễ bị nhiễm COVID-19 nhất trong thử nghiệm. Và các nhà nghiên cứu gợi ý nó có thể là mô hình thử nghiệm thuốc và vắc-xin tốt nhất trong đại dịch lần này.
Để xác nhận được rằng virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền trên mèo, các nhà khoa học ở Viện Thú Y Cáp Nhĩ Tân đã phải phơi nhiễm chúng dưới virus liều cao, không đại diện cho các tương tác ngoài đời thực giữa người và vật nuôi, nhà virus học Linda Saif tại Đại học Ohio cho biết.
Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy những con mèo bị nhiễm bệnh đã tiết ra đủ virus SARS-CoV-2 để có thể truyền nó sang cho con người, cô nói.
Mèo có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 và truyền sang những con mèo khác
Giữa bối cảnh virus corona đang lan truyền nhanh trên khắp thế giới, một số người đặt ra mối lo ngại về việc: Liệu virus này có thể lây lan giữa con người và thú cưng được hay không? Cho đến nay, đã có một vài báo cáo về việc thú cưng bị nhiễm bệnh: một con mèo ở Bỉ và hai con chó ở Hồng Kông.
"Mèo và chó có liên hệ chặt chẽ với con người, và do đó, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu được tính mẫn cảm của chúng đối với virus SARS-CoV-2, để giúp kiểm soát COVID-19", các nhà khoa học tại Viện Thú Y Cáp Nhĩ Tân viết.
Họ đã đăng tải nghiên cứu của mình trên nền tảng công bố bài báo khoa học trước xuất bản bioRxiv vào ngày 31 tháng 3, và đang đợi được bình duyệt.
Trước đó, nhóm nghiên cứu do nhà virus học Bu Zhigao dẫn đầu đã đưa các mẫu virus SARS-CoV-2 vào mũi của 5 con mèo nhà. Sau 6 ngày nuôi dưỡng và theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện 2 trong số 5 con mèo này đã nhiễm virus. Họ tìm thấy RNA của SARS-CoV-2, cũng như bản thân các hạt virus truyền nhiễm, trong đường hô hấp trên của chúng.
Các nhà khoa học sau đó đưa những con mèo nhiễm bệnh vào chung một lồng với những con mèo khỏe mạnh. Kết thúc thời gian theo dõi, họ phát hiện một trong số những con mèo khỏe mạnh ở lồng mới này đã bị lây virus. Con mèo này đã bị nhiễm SARS-CoV-2 từ những con mèo nhiễm bệnh khác, chứng tỏ virus này có thể lây truyền từ mèo sang mèo.
Điều quan trọng để xác nhận những con mèo cũng đã nhiễm bệnh, đó là cơ thể chúng đã tạo ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Đây là cơ sở để các tác giả lưu ý, việc giám sát sự lây truyền SARS-CoV-2 ở mèo nên được coi là một phần trong nỗ lực loại bỏ COVID-19 ở người.
Chúng không có triệu chứng và nguy cơ lây SARS-CoV-2 từ mèo sang người chưa được xác nhận
Điều đặc biệt mà Saif lưu ý trong nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, đó là không có con mèo nào nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng. Trong số 3 con mèo khỏe mạnh được nhốt chung lồng với mèo nhiễm virus, chỉ có 1 con bị lây. Saif cho biết điều này chứng tỏ SARS-CoV-2 không lây truyền mạnh từ mèo sang mèo, cô nói.
Hơn nữa, phương thức lây truyền không rõ ràng. Vì trong bài báo, các nhà khoa học Trung Quốc không mô tả chi tiết cách họ nhốt lũ mèo trong lồng. Khó có thể biết chúng đã lây SARS-CoV-2 qua tiếp xúc, nước bọt, hơi thở hay là phân và nước tiểu.
Chúng ta sẽ cần thiết kế nhiều thử nghiệm hơn nữa, để phơi nhiễm những con mèo với các liều virus từ thấp đến cao xem liệu chúng có nhiễm bệnh và truyền được SARS-CoV-2 sang những con mèo khác không, và nếu có thì giới hạn là ở đâu, Saif nói.
Dirk Pfeiffer, một nhà dịch tễ học tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết, kết quả nghiên cứu này cho thấy mèo là loài vật nuôi nên được xem xét trong nỗ lực kiểm soát COVID-19, nhưng chúng không phải là yếu tố chính trong việc lây lan dịch bệnh. "Trọng tâm trong việc kiểm soát COVID-19 chắc chắn vẫn là làm giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người", ông nói.
Các nghiên cứu trước đây về SARS-CoV, chủng virus corona gây ra đại dịch SARS năm 2003, cũng cho thấy mèo có thể bị nhiễm virus và truyền sang những con mèo khác. Tuy nhiên, "không có dấu hiệu nào trong đại dịch SARS cho thấy SARS-CoV lây truyền mạnh trên mèo nhà hoặc lây truyền được từ mèo sang người", Pfeiffer nhấn mạnh ý này.
Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến nghị những người đã mắc COVID-19 hạn chế tiếp xúc với vật nuôi của họ, bao gồm tránh vuốt ve, cho liếm hoặc chia sẻ thức ăn với chúng.
"Đây là những biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo cho bất kỳ căn bệnh mới nổi nào, khi mà thông tin về chúng còn rất hạn chế", Saif nói.
Lợn, gà và vịt không lây truyền SARS-CoV-2
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả Trung Quốc phát hiện chồn là một loài động vật rất dễ bị nhiễm virus SARS-CoV-2, và gợi ý đó là một động vật thử nghiệm tốt cho nỗ lực phát triển vắc-xin và thuốc cho COVID-19.
Trước đây, chồn cũng đã được sử dụng làm động vật thử nghiệm trong các nghiên cứu về cúm và một số phòng thí nghiệm đã bắt đầu nghiên cứu COVID-19 trên chúng.
Ngược lại, chó là một loài động vật ít nhạy cảm với virus corona mới. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Trung Quốc đã phơi nhiễm 5 con chó nhỏ với virus SARS-CoV-2 và phát hiện 2 trong số các mẫu phân của những con chó này chứa RNA virus.
Nhưng không có con chó nào có thể truyền virus sang cho những con chó khác, gợi ý rằng virus dường như chỉ đi qua cơ thể chó mà không khiến chúng trở thành vật chủ lây truyền.
Các nghiên cứu tương tự ở lợn, gà và vịt đã xác định không có RNA virus trong những con vật này, sau khi chúng được phơi nhiễm với virus hoặc những con vật khác nhiễm virus. Điều đó có nghĩa là chó, lợn, gà và vịt không trở thành yếu tố dịch tễ trong đại dịch COVID-19, Pfeiffer nói.
Tham khảo Nature
Theo: Trí Thức Trẻ
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec