NGHIÊN CỨU MỚI: COLCHICINE GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TIM MẠCH SAU NHỒI MÁU CƠ TIM

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

18/11/2019 00:11

718

Một loại thuốc chống viêm đã tồn tại hàng thế kỷ thể hiện tác dụng cải thiện kết quả tim mạch, mặc dù cơ chế của tác dụng này vẫn chưa ro ràng.

Xuất phát từ lý do  viêm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng placebo (COLCOT; NCT02551094) để xác định liệu colchicine, một loại thuốc chống viêm mạnh, rẻ tiền, dùng đường uống có thể cải thiện kết quả ở 4745 bệnh nhân (tuổi trug bình là 61, trong đó phụ nữ 19%, người da trắng chiếm 73%) bị nhồi máu cơ tim cấp tính (Acute Myocardial infarction- AMI) gần đây.

Lý do loại trừ nghiên cứu là phân suất tống máu <35%, tiền sử đột quỵ gần đây, MI type 2 hoặc ghép động mạch vành gần đây. Khoảng 30% là người hút thuốc; 20% bị tiểu đường. Khoảng 93% trải qua can thiệp mạch vành qua da, và hầu hết tất cả đều được điều trị bằng nhóm statin và liệu pháp kháng tiểu cầu kép (98%-99%); 89% đã dùng thuốc chẹn beta.

Colchicine được dùng với liều 0,5 mg / ngày. Ở thời điểm trung bình 22,6 tháng, điểm cuối tổng hợp nguyên phát (tử vong do nguyên nhân tim mạch, ngừng tim hồi sức, nhồi máu cơ tim hoặc nhập viện khẩn cấp vì đau thắt ngực dẫn đến tái thông mạch vành) xảy ra ở 5,5% ở nhóm colchicine và 7,1% ở nhóm giả dược (tỉ số rủi ro – Hazard Ratio or HR, 0,77). Các con số tại điểm cuối với lợi thế lớn nhất cho colchicine là đột quỵ (HR, 0,26) và nhập viện khẩn cấp vì đau thắt ngực (HR, 0,50). Các ADR  là tương tự trong các nhóm (16%). Trong một phân nhóm có số đo (n = 207), protein phản ứng C có độ nhạy cao trung bình (hsCRP), 4,3 mg / L khi đăng ký, đã giảm 70% ở nhóm colchicine và 67% ở nhóm placebo. Tương tự, hai nhóm không khác nhau đáng kể về số lượng bạch cầu giảm.

DS Phương Thảo

Citation:

Tardif J-C et al. Efficacy and safety of low-dose colchicine after myocardial infarction. N Engl J Med 2019 Nov 16; (https://doi.org/10.1056/NEJMoa1912388)

Newby LK. Inflammation as a treatment target after acute myocardial infarction. N Engl J Med 2019 Nov 16; 

(https://doi.org/10.1056/NEJMe1914378)

More about Hazard Ratio (HR):

https://www.statisticshowto.datasciencecentral.com/hazard-ratio/

 

Tags

Tin liên quan