Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
645
Dự báo trong tương lai, ngành sẽ tiếp tục tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Chính vì vậy, thị trường dược Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng, thu hút nhiều nhà bán lẻ ngoại đạo nhảy vào cuộc chơi thông qua những thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A).
Nhập cuộc với tham vọng lớn
Thị trường phân phối thuốc đang biến động chưa từng có. Không chỉ các tên tuổi có kinh nghiệm trong ngành dược thực hiện các thương vụ M&A triệu đô, mà hàng loạt tên tuổi ngoại đạo trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ cũng nhảy vào cuộc chơi với những tham vọng lớn.
Trong năm 2018, có thể kể đến Thế giới Di động với nhà thuốc An Khang và FPT Retail với nhà thuốc Long Châu hay Thế giới số (Digiworld) cũng tham gia phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mảng kinh doanh này đã bắt đầu đóng góp vào doanh thu của công ty.
Không chịu kém phần, Công ty Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim muốn nâng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên mức chi phối 51% tại Dược Lâm Đồng.
Trong cuộc chơi này, chuỗi nhà thuốc Long Châu của FPT Retail có vẻ đang tham gia quyết liệt nhất. Hiện Long Châu có doanh thu/cửa hàng tốt, ở mức hơn 2 tỷ đồng/tháng. FPT Retail sẽ hợp nhất các nhà thuốc riêng lẻ vào FPT Pharma, công ty con mà FPT Retail sở hữu 75%. Hiện FPT Retail đã được cấp phép xây dựng kho thuốc và sẽ đẩy nhanh tốc độ mở rộng Long Châu trong năm 2019 với 50 cửa hàng mới. Mục tiêu của FPT Retail là sẽ gia tăng độ phủ của chuỗi nhà thuốc này thêm khoảng 100 cửa hàng mỗi năm, để đạt tầm 400 cửa hàng sau 4 năm tiếp theo. FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán dược phẩm qua kênh nhà thuốc, với doanh thu đạt khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Vingroup cũng vừa chính thức khai trương chuỗi 11 nhà thuốc VinFa tại Hà Nội. Các nhà thuốc này đều nằm kế bên các cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại các khu đô thị hoặc các tòa chung cư.
Trong khi thị trường tấp nập, thu hút nhiều người chơi ngoài ngành, với các thương vụ M&A đồn đoán, thì các doanh nghiệp trong ngành vẫn đặt mục tiêu mở rộng, chiếm lĩnh thị phần, Pharmacity là một ví dụ điển hình. Được thành lập từ năm 2011, khởi đầu cho xu hướng nhà thuốc tiện lợi. Chuỗi Pharmacity cùng nhiều chuỗi khác ngoài bán thuốc chữa bệnh còn bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế… với hơn 100 cửa hàng. Pharmacity đang hướng mục tiêu 500 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng tại TP.HCM. Trong đó 10% là các nhà thuốc nhượng quyền của công ty vào năm 2020, với doanh số đạt 45 triệu USD. Đặc biệt, Pharmacity đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư và sẽ sớm công bố thương vụ trong vài tháng tới.
Nhận diện rủi ro
Thị trường dược phẩm Việt Nam tuy tiềm năng, nhưng vẫn bị chi phối bởi kênh bán sỉ, kênh bán lẻ chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn cho doanh nghiệp muốn tham gia.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2018, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết, Công ty đã tạm dừng ý định thâu tóm chuỗi bán lẻ dược phẩm Phúc An Khang để đánh giá lại rủi ro.
Trước đó, MWG từng tuyên bố sẽ mua lại trên 51% cổ phần chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang để giữ quyền chi phối, thành lập công ty con và vận hành chuỗi này. Mọi việc dường như đã hoàn tất khi Phúc An Khang tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu, chuyển sang dùng logo giống với logo của chuỗi Thegioididong.com và Điện máy xanh.
Theo ông Robert Trần, CEO khu vực Mỹ, Canada và châu Á – Thái Bình Dương của Tập đoàn Robenny Corporation, các nhà bán lẻ này chỉ có thể tận dụng được kinh nghiệm của mô hình chuỗi, nhưng sẽ gặp phải 3 rủi ro lớn.
- Thứ nhất, đó là sự chi phối của kênh bán sỉ, làm sao quản lý được toàn bộ chuỗi cung ứng của nhà thuốc (từ khâu nhập hàng đến tay người tiêu dùng).
- Thứ hai là rủi ro về nhân sự. Đặc biệt, rủi ro về nhân sự ngày càng tăng khi ngành y – dược luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.
- Thứ ba là rủi ro xuất phát từ thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, họ có thể bỏ hàng giờ để đi siêu thị, nhưng sẽ không bao giờ làm như vậy khi vào nhà thuốc, mà chỉ vào khi cần mua. Đó cũng là lý do vì sao, 2 nhà bán lẻ là Medicare và Guardian chưa thành công khi họ áp dụng mô hình của các chuỗi dược phẩm nước ngoài, kết hợp của hàng tiện lợi với dược phẩm.
Với những thế mạnh kinh nghiệm phân phối, bán lẻ, các tên tuổi như MWG, FPT, Nguyễn Kim, Digiworl… hoàn toàn có thể nhảy vào lĩnh vực dược phẩm, nhưng ông Robert Trần nghi ngờ về khả năng trở thành người điều khiển cuộc chơi. Theo ông, dược phẩm là cuộc chơi của đại gia và uy tín lâu năm, không phải cứ hiểu về ý tưởng, mô hình của chuỗi là có thể làm được.
Việc thâu tóm những chuỗi nhà thuốc nhỏ lẻ có thể là bàn đạp để gia nhập thị trường, nhưng nếu muốn trở thành người đứng đầu và định hình lại thị trường, các tên tuổi này không chỉ phải “đốt tiền” để mở rộng, mà còn phải giữ được uy tín.
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec