Marketing Dược Phẩm

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

11/01/2018 00:11

3120

Marketing chuyên ngành Dược thực chất là sự kết hợp giữa Marketing căn bản và Kiến thức chuyên môn Dược, Y tế Sản phẩm của Marketing Dược có tính chất đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân. Đối tượng dùng sản phẩm là bệnh nhân nhưng khách hàng của các công ty lại là các cơ sở Y tế như Bệnh viện, Nhà thuốc , Phòng khám … Ở đó các nhân viên Y tế đóng vai trò gián tiếp sử dụng sản phẩm, ngoài ra việc quảng bá Dược Phẩm chịu sự kiểm soát rất khắt khe của Luật pháp

Marketing Dược
#Định_nghĩa :
Marketing chuyên ngành Dược thực chất là sự kết hợp giữa Marketing căn bản và Kiến thức chuyên môn Dược, Y tế
Sản phẩm của Marketing Dược có tính chất đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân.
Đối tượng dùng sản phẩm là bệnh nhân nhưng khách hàng của các công ty lại là các cơ sở Y tế như Bệnh viện, Nhà thuốc , Phòng khám …
Ở đó các nhân viên Y tế đóng vai trò gián tiếp sử dụng sản phẩm, ngoài ra việc quảng bá Dược Phẩm chịu sự kiểm soát rất khắt khe của Luật pháp

#Đặc_điểm Marketing Dược: Đúng thuốc, Đúng số lượng, Đúng nơi, Đúng giá , Đúng lúc

Các vị trí công việc :
#1_Giám đốc Marketing, Trưởng phòng Marketing, Marketing Director, Marketing Manager …
#2_Trưởng các nhóm, bộ phận : Truyền thông, Quản lý nhãn hàng, Chiến Lược , Sáng tạo, Chăm sóc khách hàng , Digital Marketing
#3_Nhân viên marketing thuộc các nhóm.

#Mô_tả các công việc :
#1_Giám đốc, trưởng phòng Marketing : Là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty. Có kiến thức sâu rộng về Marketing và ngành Dược. Được đào tạo về Marketing chuyên sâu vào kiến thức thực tiễn.
#2_Bộ phận Chiến lược : Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đề xuất chiến lược cạnh tranh, quảng bá sản phẩm lên ban giám đốc
#3_Bộ phận Truyền thông : phụ trách PR bên ngoài và cả PR nội bộ trong công ty, quan hệ với báo chí, truyền hình, tổ chức sự kiện, nguyên cứu dư luận và xử lý khủng hoảng truyền thông
#4_Bộ phận Sáng tạo : kết hợp với các Designer để tạo lên các sản phẩm độc đáo, có sức mạnh truyền thông lớn như các tờ rơi, brochure, poster, banner ….
#5_Bộ phận Chăm sóc khách hàng : có vai trò rất quan trọng trong việc giữ chân khách hàng, tạo uy tín và độ hài lòng của khách hàng với công ty.
#6_Quản lý Nhãn hàng : mỗi nhóm hàng, nhãn hàng lại có 1 người phụ trách, nhân viên quản lý nhãn hàng liên tục có những đề xuất về mặt chiên lược, chi phí, hình thức quảng bá, hoạt động cạnh tranh đối với giám đốc Marketing.
#7_Digital Marketing : là một trong những bộ phận mới của các công ty Dược, ra đời do sự phát triển của công nghệ nói chung. hiện nay Digital Marketing có những phần việc như : SEM, SMS, LCD/Banner, Email Mkt, Social Mkt, TV/Radio, Viral, Content, Display. Các hình thức Digital Marketing hay được lựa chọn như : quảng cáo truyền hình, đài Fm, Fanpage Facebook, Goolge Ad …
#8_Nhân viên Marketing Dược nói chung phải là người có chuyên môn về Dược, Y tế và được đào tạo kiến thức về Marketing bài bản.

#Các hoạt động chính :
#1_Nghiên cứu thị trường : tìm hiểu nhu cầu thị trường về các loại thuốc, đánh giá mức độ tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, định vị sản phẩm của công ty và lựa chọn phân khúc trước khi đề xuất với ban lãnh đạo công ty phát triển sản phẩm.
#2_Xác định rõ lợi ích và đối tượng cho sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm trước khi tung ra thị trường
#3_Đặt tên, thiết kế bao bì và bộ nhận diện thuương hiệu cho sản phẩm, lên kế hoạch cho ra mắt sản phẩm, kế hoạch cho định vị và phát triển thương hiệu
#4_Xây dựng chiến lược về giá, khảo sát và đo lường các chiến dịch đang tiến hành
#5_Đưa ra các chiến lược mới trong việc quảng bá sản phẩm
#6_Kiểm soát, đo lường được vòng đời sản phẩm

#Đối với kênh ETC, các hoạt động chính bao gồm :
1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm
2. Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên ngành
3. Tài trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học của bác sĩ
4. Tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm ở khoa phòng, bệnh viện
5. Hỗ trợ Trình dược viên gặp các KOLs 
6. Phối hợp cùng Medical Director tìm kiếm các nghiên cứu, bằng chứng khoa học cho sản phẩm

#Đối với kênh OTC, các hoạt động gồm có :
1. Xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua PR, Digital
2. Lên kế hoạch, xây dựng các chương trình khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi cho khách hàng
3. Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm với các chủ nhà thuốc
4. Phối hợp cùng trình dược viên đưa ra các hoạt động Marketing hiệu quả
5. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có những chiếc lược hiệu quả nhất

#Thu_nhập :
1. Các công ty trong nước

Nhân viên Marketing : 5 - 10 tr
Trưởng bộ phận : 10 -20 tr
Trưởng phòng, Giám đốc Marketing : từ 25 tr trở lên
Ngoài ra còn có thưởng cuối năm

2. Các công ty đa quốc gia
Product manager : 15 - 25 tr ( tuỳ công ty )
Marketing Manager : 30 -50 tr
Marketing Director : 40tr trở lên
Ngoài ra còn có thưởng cuối năm

#Con_đường sự nghiệp : 
Một Marketer có thể bắt đầu ngay công việc khi ra trường ở những công ty không đòi hỏi kinh nghiệm. 
Trong quá trình làm việc, các bạn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức về Marketing bằng những khoá học ở bên ngoài.
Marketer có thể xuất phát từ Trình Dược Viên của cty Dược Đa Quốc Gia, Tiếng Anh là điều kiện bắt buộc.
Bạn có thể học thêm về Marketing sau khi tốt nghiệp trường Dược nếu muốn gắn bó với nghề lâu dài, có thể học Thạc sĩ ở các trường Kinh tế, MBA trong hoặc ngoài nước.
Việc xuất phát từ TDV sẽ giúp các bạn có hiểu biết sâu sắc về thực tế thị trường, kết hợp với các kiến thức về Mkt được đào tạo để có một chiến lược xuất sắc nhất.

Nếu bạn yêu thích công việc Marketing, hãy lựa chọn con đường đi đúng ngay từ khi ra trường.
Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong 1 phòng Marketing của một công ty Dược, bằng sự cố gắng, học hỏi và đam mê, biết đâu có một ngày bạn sẽ trở thành 1 Marketing Director.
Chúc các bạn thành công.

Tags

Tin liên quan