Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
576
(Nguồn: Bloomberg)
Các công ty công nghệ sinh học lớn cùng với những công ty công nghệ y tế sẽ là những tổ chức tạo thỏa thuận chủ động trong năm 2020 khi các công ty tìm kiếm động lực để thúc đẩy tăng trưởng, theo báo cáo của công ty dịch vụ nghề nghiệp của EY (Ernst & Young).
Các công ty liệu pháp tế bào và gen được dự báo tiếp tục thống trị các thỏa thuận công nghệ sinh học. EY dự báo tổng giá trị thỏa thuận lên đến gần 300 tỉ USD cho dù không xuất hiện những thương vụ siêu sáp nhập như trong năm 2019.
“Để tiếp tục lộ trình lập kỷ lục M&A, các công ty nhỏ cần trở lại bàn thương thuyết và đưa ra canh bạc cải tổ công ty”, các chuyên viên phân tích dẫn đầu là Pamela Spence và Peter Behner viết trong báo cáo.
Nghiên cứu của họ cho thấy hầu hết công ty dược sinh học lớn nhất đều có khả năng đẩy nhanh thỏa thuận, 1/3 công ty trong số này có khả năng thực hiện các vụ siêu sáp nhập – được định nghĩa là các thương vụ có giá trị ít nhất 40 tỉ USD cho dược sinh học và 10 tỉ USD cho công nghệ sức khỏe.
Báo cáo này được đưa ra vài giờ trước khi hội nghị y tế định kì của JPMorgan bắt đầu ở San Francisco. Sự kiện này được xem là địa điểm hàng đầu để các công ty giới thiệu các thỏa thuận mới và để các nhà điều hành tương tác với banker và luật sư.
Trong cuộc khảo sát tháng 9/2019, 94% thành phần tham gia kỳ vọng giá trị thỏa thuận sẽ gia tăng hoặc không thay đổi quá nhiều trong năm tới. Mức tham chiếu cho các thỏa thuận công nghệ sinh học và công nghệ y tế kể từ năm 2015 là khoảng 200 tỉ USD/năm.
“Dư địa dược vẫn còn nhiều và chúng tôi kì vọng sẽ chứng kiến thêm nhiều hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sức khỏe và công nghệ sinh học”, Behner cho biết trong một tuyên bố. “Tình trạng biến động trên thị trường và mong muốn đào sâu về trị liệu tiếp tục là những chất xúc tác cho thỏa thuận trong năm 2020”.
Các công ty định nghĩa “đạn dược” là khả năng tài trợ cho thỏa thuận của một công ty, bao gồm tiền mặt, nợ hiện tại, khả năng vay nợ và định giá thị trường.
Các công ty công nghệ sinh học lớn có lịch sử thích trả tiền mặt cho nhà đầu tư thông qua việc mua lại cổ phần hơn là thực hiện các thỏa thuận. Các đợt mua lại cổ phiếu và nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm khoảng 80% chi tiêu trong năm 2019, so với chỉ 9% dành cho thâu tóm và sáp nhập.
Minh Tuấn
Theo: vietnambiz
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec