Lời khuyên nào cho các bạn dược sinh

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

03/09/2019 00:05

1016

Nghề dược vẫn là nghề quan trọng và có chỗ đứng nhất định

US News & World Report, tổ chức chuyên đánh giá các trường từ đại học, cao đẳng, đến professional schools ở Mỹ, năm 2014 vẫn xếp hạng Dược sĩ đứng thứ 5 trong top 100 các ngành nghề và thứ 3 trong top các nghề y tế (healthcare) tốt nhất. Việc số lượng dược sĩ tăng mạnh không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của ngành dược trong môi trường y tế nói riêng và việc xã hội vẫn cần dịch vụ cung cấp bởi những người dược sĩ nói chung.

Điều ảnh hưởng nhiều ở đây là cơ hội tìm việc làm cho sinh viên, sự tăng trưởng hay thoái hoá của lương bổng, và tính cạnh tranh ngày càng cao để tìm được một công việc tốt. Tuy nhiên, nếu người tìm việc chịu linh hoạt trong việc di chuyển sang những vị trí địa lý như thành phố, tiểu bang khác, thì có việc làm vẫn là điều trong tầm tay. Nhiều người trong ngành đã lâu và những người yêu ngành như mình vẫn cảm thấy đây là nghề đáng quý và trân trọng việc giúp đỡ bệnh nhân cũng như phát triển ngành y tế. Còn những bạn thích ngành dược chủ yếu vì nghĩ dễ tìm việc làm và được lương cao thì không sai, nhưng lựa chọn một ngành nghề CHỈ VÌ lý do lương bổng thì nên suy nghĩ lại trong thời buổi hiện nay vì khi bạn tốt nghiệp có thể thời thế đã khác.

Tương lai của tân dược sĩ sẽ ra sao?

  • Dược sĩ sẽ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc điều trị và có khả năng kê đơn: Hiện nay ở Mỹ ngành dược đang tranh đấu để được quyền kê toa (prescribing authority). Nếu thực hiện được, dược sĩ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa và có thể thay thế bác sĩ trong việc chăm sóc bệnh nhân về một số bệnh mãn tính thường gặp. Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn hãy nói chuyện với người quen, giáo sư, hay dược sĩ đang làm việc trong môi trường ambulatory care để xem mình có phù hợp không và cần chuẩn bị những kinh nghiệm kĩ năng gì.
  • Dược sĩ nên nghĩ đến những môi trường hành nghề khác. Có rất nhiều các mảng mà sinh viên dược ít khi nghĩ tới, đến khi ra trường mới nhận ra mình nên tìm hiểu từ trước, như long-term care, dạng như retirement home (viện dưỡng lão), hospice (nơi chăm sóc những người bệnh giai đoạn cuối), hay infusion services (dịch vụ cung cấp thuốc truyền tĩnh mạch tại nhà).

    Các công ty bảo hiểm sức khoẻ (insurance company hay managed care organization) cũng luôn cần dược sĩ. Trách nhiệm của họ là xem xét nhiều loại thuốc khác nhau trên thị trường để quyết định xem bảo hiểm sẽ trả cho thuốc nào, trả bao nhiêu phần trăm, thuốc nào tốt hơn hay rẻ hơn thì sẽ được ưu tiên, v.v Và để đưa ra những quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu bệnh nhân mua bảo hiểm, tất nhiên những công ty này sẽ cần dược sĩ. Dược sĩ được đào tạo chuyên sâu về thuốc mới có thể hiểu hết được dữ liệu, bệnh lý mà giúp đưa ra quyết định.

  • Dược sĩ nên nghĩ về các cơ hội trong công ty dược (pharmaceutical industry): Cơ hội cho dược sĩ trong pharmaceutical industry nhiều vô cùng (như Medical Affairs, Regulatory Affairs, Sales & Marketing, v.v), nếu bạn thật sự giỏi và đam mê. Mình sẽ viết thêm về các cơ hội thú vị trong công ty dược ở một blog khác.
  • Nghĩ xa hơn nữa ngoài ngành dược– Think outside the box. Ngoài những bộ phận trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hay trong công ty dược, có rất nhiều các công ty khác trân trọng tài năng và sự đào tạo của dược sĩ. Ví dụ như những công ty tài chính mua bán cổ phiếu của các công ty dược và biotechnology (investment bank hay hedgefund) cần người phân tích dữ liệu (analyst) có thể hiểu giá trị của các thuốc đang được nghiên cứu. Ngoài ra còn có các công ty cung cấp dịch vụ cho công ty dược như medical communications agency, medical publications agency (dược sĩ là người giúp viết các nghiên cứu để đăng kí xuất bản, giống người viết thuê), hay marketing agency cũng cần người am hiểu về thuốc để giúp tạo nên chương trình quảng cáo hiệu quả.
  • Lời khuyên gì cho các bạn dược sinh?
     

    Hãy lạc quan nếu bạn tin rằng con đường mình đã chọn là đúng. Và nếu đã chọn, thì hãy lao động và học tập hết mình để chuẩn bị khả năng cần thiết và nổi bật, tăng giá trị của bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm trong tương lai (maximize marketability). Đây không chỉ là suy nghĩ của riêng mình mà còn nằm trong bài phỏng vấn một bác dược sĩ lâu năm trên Medscape Pharmacists năm 2014. Một khi đã khoác lên mình chiếc áo trắng thì phải biết hết mình cố gắng vì bệnh nhân, vì ngành y tế.

    Hãy học tập chăm chỉ và vì bạn yêu thích ngành của mình, chứ đừng cố gắng vừa đủ nhằm vượt qua kì thi. Hồi mình đi học, tiêu chuẩn để pass exam thường là 70-75%. Nếu chỉ muốn vượt qua, thì mình có thể làm sai 25-30% bài kiểm tra. Tuy nhiên khi nhìn xa hơn, mình đâu muốn 100 bệnh nhân mình theo dõi thì 25-30 người gặp nguy hiểm vì kiến thức mình lủng lỗ do học vừa đủ để đối phó? Ngoài việc học tập, các bạn còn phải hiểu biết và năng nổ tham gia các hoạt động, tổ chức trong ngành, để bảo vệ ngành nghề của chúng ta và đấu tranh cho quyền lợi của dược sĩ trong tương lai.

    Khi đi thực tập IPPE hay APPE là cơ hội để dược sinh chứng tỏ bản thân từng ngày từng giờ, dọn đường cho tương lai người ta muốn mời bạn quay lại làm chính thức. Không ai không để ý và trân trọng một tinh thần tích cực, khả năng làm việc chung với mọi người, làm việc cật lực vì bệnh nhân. Mình đã gặp nhiều em sinh viên đi thực tập đối phó vì lười hay không quan tâm. Họ thiếu tầm nhìn xa là sau này 2-3 năm sau quay lại, có thể chính mình là người phỏng vấn khi họ tìm việc làm, và mình đã thấy con người thật và tinh thần làm việc thiếu thốn của họ ra sao. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Tóm lại là trong hoàn cảnh nào cũng đều phải cố gắng hết mình.
     

    " Gieo gì gặt nấy.

    Nếu bạn gieo nhiệt huyết và mầm kiến thức vững chắc từ hôm nay thì chắc chắn sẽ không phải hối hận, mà lại gặt hái được một nghề đáng quý, một tương lai tốt đẹp. Chúc các bạn nhiều dũng khí và may mắn trên con đường đã chọn nhé.

  •    Nguồn: The tiny pharmacist

     

Tags

Tin liên quan