Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
650
Bệnh viện TWG - Sản Nhi Long An, một trong những dự án trọng điểm của Tập đoàn TWG
Y tế - Mảnh đất 'vàng' cho các nhà đầu tư
Theo báo cáo Việt Nam 2035 do ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch - đầu tư thực hiện, tổng mức chi tiêu cho y tế tại Việt Nam khoảng 5,8% GDP. Đây được xem là con số cao nhất trong khu vực, dự báo sẽ duy trì ổn định đến năm 2035.
Khi kinh tế phát triển, mức sống tăng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng đòi hỏi ngày càng toàn diện hơn. Vì lẽ đó, trong những năm gần đây, không ít người Việt đã tìm ra nước ngoài khám chữa bệnh với chi phí ước tính khoảng 2,5 tỉ USD/năm. Mặc dù chất lượng dịch vụ y tế trong nước dần được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, sự quan tâm dành cho sức khỏe càng khiến hệ thống y tế công thêm quá tải.
Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế, Chính phủ đã ban hành chính sách xã hội hóa khuyến khích tư nhân tham gia vào phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc khám chữa bệnh của người dân từ năm 2015. Sau 4 năm, cả nước đã có 206 bệnh viện tư nhân với hơn 15.470 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân. Tuy nhiên, đó vẫn là những con số khá khiêm tốn đối với một đất nước có hơn 90 triệu dân và tỷ lệ dân số già ngày một gia tăng.
Chính vì thế, các nhà đầu tư tư nhân, nhất là những tập đoàn đa ngành có khả năng xây dựng, khai thác, vận hành một dự án bệnh viện hoàn chỉnh, nhận định đây là một mảnh đất màu mỡ để có thể phát huy thế mạnh của mình.
Dòng tiền tiếp tục đổ vào các dự án bệnh viện tư nhân theo hướng 4.0
Trong 2 năm trở lại đây, khu vực phía Nam xuất hiện một số công trình bệnh viện quy mô do tư nhân đầu tư như: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, Bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng… Sau khoảng thời gian chững lại bởi dịch bệnh, các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đã bắt đầu "hâm nóng" lại thị trường bằng dòng vốn khủng, với con số lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
Đó là các dự án Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn (Q. Thủ Đức), Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Phía Tây (Q. Tân Phú) với công suất thiết kế 350 giường vào cuối tháng 5-2020. Đặc biệt, mô hình Xã hội hóa y tế với sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân phải kể đến là Bệnh viện Sản Nhi Long An có quy mô 500 giường bệnh đã chính thức tiếp quản quyền khai thác vận hành từ cuối tháng 2-2020.
Thiết bị chụp cắt lớp vi tính (CT) Ingenuity Elite 128 lát cắt của hãng Philips cho tốc độ thu hình nhanh chóng đã được trang bị tại Bệnh viện TWG - Sản Nhi Long An
Không chỉ chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại, các bệnh viện công và tư ngoài chuẩn hóa các tiêu chí quản lý chất lượng khám chữa bệnh theo quy định của Cục Khám Chữa Bệnh - Bộ Y tế (83 tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện) thì một số bệnh viện tư nhân còn hướng đến đạt chất lượng ISO và tiêu chí trong quản lý vận hành theo các chuẩn quốc tế như: JCI (Mỹ), AP-HP (Pháp)…
Với xu hướng chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, y tế càng không đứng ngoài khi các vấn đề về xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, vừa giúp điều trị bệnh vừa góp phần cải cách hành chính, giảm tải giấy tờ cho khâu quản trị vận hành bệnh viện qua việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí, giúp nâng cao chất lượng tiện ích cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Đây được xem là xu thế các nhà đầu tư chú trọng ngay từ ban đầu hình thành các bệnh viện thông minh.
Cụ thể khi trao đổi với đại diện một nhà đầu tư tư nhân mảng y tế khá nổi bật thời gian gần đây, ông Lê Cao Minh - tổng giám đốc Tập đoàn Thế giới kỹ thuật TWG - tập đoàn đa ngành đang tham gia trong nhiều dự án xã hội hóa y tế nổi bật như Bệnh viện Sản nhi Long An, Bệnh viên Hoàn Mỹ phía Tây và nhiều dự án mảng y tế và chăm sóc sức khỏe đã khẳng định: "Ngay từ giai đoạn đầu dự án, chúng tôi định hướng chú trọng hợp tác với các đối tác là tổ chức y tế quốc tế uy tín như: AP-HP (Pháp)- đơn vị chuyên tư vấn thiết kế, quản lý và vận hành bệnh viện, Oncocare (Singapore) - trung tâm điều trị ung thư, Metran (Nhật Bản) - công ty chuyên sản xuất máy trợ thở của ông Trần Ngọc Phúc… để tối ưu hệ thống trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị các mặt bệnh chuyên sâu, đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe chất lượng cho người dân một cách hiệu quả, toàn diện với chi phí phù hợp.
Song song đó, chúng tôi còn nỗ lực ứng dụng các công nghệ số tiên tiến, ứng dụng phần mềm trong quản trị vận hành, đặc biệt là ứng dụng robot điều khiển để hướng dẫn người bệnh và hỗ trợ nhân viên y tế ở các khu vực lây nhiễm cao hay cánh tay robot tại giường giúp kết nối giữa bác sĩ điều trị theo dõi trong quá trình thăm khám người bệnh theo phác đồ điều trị dễ dàng hơn."
T.T - Tuoitre
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec