KINH NGHIỆM “XƯƠNG MÁU” KHI ĐI THỰC TẬP NHÀ THUỐC CHO SINH VIÊN DƯỢC

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

11/09/2020 00:07

680

Kinh nghiệm 1: Chủ động làm quen các loại thuốc có ở Nhà thuốc

Đây là điều đầu tiên cô bạn này được các Thầy Cô dặn dò trước kỳ thực tập của mình. Không phải Nhà Thuốc nào cũng sử dụng các loại thuốc giống nhau. Do đó, là các Thực tập sinh, chúng ta phải chủ động học thuộc tên thuốc, hoạt chất, phân nhóm thuốc,.. Nhớ là hãy hỏi ý kiến và nhận sự trợ giúp của các Dược sĩ Nhà thuốc trước khi tìm hiểu, để tránh việc học sai, hoặc học những loại thuốc không cần thiết.

Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cuốn sổ tay ghi chép nhỏ để tiện “note” lại thông tin mọi lúc, mọi nơi. Nếu được phép, hãy tranh thủ chụp ảnh các hộp thuốc để khi không có mặt tại Nhà thuốc, bạn vẫn có thể ôn tập chính xác nhất.

Kinh nghiệm 2: Chú ý quan sát công việc hàng ngày của Dược sĩ tại Nhà thuóc

Quan sát công việc hàng ngày của Dược sĩ tại Nhà thuốc sẽ giúp bạn hình dung dược công việc thực tế của mình sau khi ra trường. Nhờ vậy có thể bắt tay vào làm việc ngay mà không phải bỡ ngỡ, đào tạo từ đầu. Các công việc của một Dược sĩ thông thường bao gồm: Vệ sinh Nhà thuốc, Lau dọn tủ quầy, dự trữ kiểm tra hàng hoá, bắn giá, sắp xếp hàng hoá lên kệ, theo tác phần mềm bán hàng, quản lý thị trường, các vấn đề về GDP,..

Bên cạnh đó, nếu may mắn được thực tập ở Nhà thuốc lớn, chúng ta sẽ học được quy trình nhận hàng và thanh toán, quy trình nhập kho phần mềm, quy trình bán hàng,.. Thậm chí được Dược sĩ giao việc quan trọng nếu đủ sự tín nhiệm và tin tưởng.

Kinh nghiệm 3: Tuyệt đối ghi nhớ giá và các mặt hàng hay bán

Nhớ giá và các mặt hàng hay bán là một cơ hội lớn để bạn có thể ghi điểm với mọi người. Bởi nó thể hiện được sự nhanh nhạy, chủ động của chúng ta trong việc thực hành tại Nhà thuốc. Do vậy bên cạnh việc nắm vững chuyên môn, các bạn cần thao tác thật nhanh và chính xác, đồng thời không quên bổ sung thêm cột giá vào phần ghi nhớ giúp công việc thuận lợi nhất.

Kinh nghiệm 4: Thái độ tốt

Dù ở bất kỳ môi trường nào thì một thái độ tốt sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ những người xung quanh. Đó không chỉ là đi sớm, về muộn, trung thực, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ Dược sĩ trong công việc mà đó còn là sự cầu tiến trong mọi hoàn cảnh. Một thái độ tốt sẽ lấp đi các khuyết điểm, để mọi người mở lòng với bạn hơn. Bạn sẽ nhận được nhiều sự chỉ dạy hơn, nhiều cơ hội sẽ đến và biết đâu người Sếp sẽ tin tưởng nhận bạn sau thời gian thực tập tại đây.

 

Kinh nghiệm 5: Lắng nghe và ghi chép các tình huống bán hàng

Tranh thủ lắng nghe và ghi chép các tình huống bán hàng nhiều nhất có thể. Mặc dù trong chương trình học Thầy cô đã trang bị kỹ lưỡng những kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, Kỹ năng thuyết trình,,. Tuy nhiên, chắc hẳn không có môi trường nào thực tế và dễ hình dung hơn bằng việc trực tiếp theo dõi quá trình giao tiếp, tư vấn giữa Dược sĩ với người bệnh. Do vậy, các bạn hãy cố gắng ghi chép chi tiết nhất có thể các tình huống này, đây sẽ là hành trang hữu ích giúp chúng ta trau dồi vốn kỹ năng mềm và tự tin xử lý tình huống phát sinh trong công việc sau này.

Kinh nghiệm “xương máu” cuối cùng: Thực hành nhiều nhất có thể

Bạn có biết rằng, mặc dù phần lớn kiến thức chúng ta được học ở trường, tuy nhiên, chỉ có tới 10% trong số đó là khắc sâu vào não, 20% sẽ do học hỏi từ những người xung quanh và đặc biệt nhất chiếm tới 70% đó là từ kinh nghiệm rút ra do trải nghiệm trong thực tế. Vì vậy, hãy tranh thủ thực hành mọi lúc có thể, bằng cách tư vấn đơn thuốc cho những người xung quanh có nhu cầu như bạn bè, người thân, theo dõi diễn biến của bệnh bằng tấm lòng và cả sự tâm huyết, sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và tự tin hơn với chuyên môn của mình.

Tags

Tin liên quan