Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
891
1. Xác định được mức lương mình mong muốn
Với các bạn Sinh viên mới ra trường hoặc đi làm 1-2 năm thì có thể tính toán, căn cứ trên:
- Chi tiêu cá nhân hàng tháng
- Phụ giúp gia đình
- Tiết kiệm (Ít nhất 10%)
- Đầu tư phát triển bản thân, ít nhất 10% (Đi học, mua sách đọc, cafe networking,…)
- Một số chi tiêu khác, nếu có
Còn với anh, chị và các bạn đã đi làm nhiều năm thì tuỳ nhu cầu mỗi người.
2. Xác định công ty nào có thể trả được mức lương mình mong muốn:
Để xác định được việc này mình có thể thử:
- Đi phỏng vấn từ 3 – 5 công ty và nhận được offer khoảng 2-3 công ty
- Tham khảo trong network cá nhân: Có thể hỏi người thân, bạn bè, thầy cô, anh, chị khoá trên cùng trường,…tốt nhất là nên hỏi những người đã từng làm ở công ty đó.
Về mức lương ở các công ty thường hay có rất nhiều “tin đồn” vậy nên hỏi hay “nghe đồn” cũng chỉ là tham khảo và đáng tin nhất vẫn là đi phỏng vấn ở công ty đó và nhận được offer.
3. Đàm phán lương
Thường các bạn hay nghĩ:
- Công ty tốt, chuyên nghiệp là công ty trả lương đúng năng lực
- Và phải công bằng, tức là năng lực cao thì trả cao, năng lực chưa cao bằng thì trả thấp hơn.
Suy nghĩ này không sai nhưng chưa thực tế lắm vì năng lực UV rất khó đánh giá toàn diện chỉ sau 1-2 buôi gặp mặt phỏng vấn, trao đổi, kinh nghiệm mình thấy công ty thường trả lương khi tuyển dụng người mới dựa trên:
(1) Là nhu cầu cấp thiết của vị trí đó đối với sự phát triển của business, tức là cùng vị trí đó nhưng lúc cần gấp thì sẵn sàng trả cao hơn;
(2) Tiềm lực tài chính của công ty, cái này dễ hiểu
(3) Cung cầu thị trường của vị trí đó, tức là có những thời điểm nhiều công ty cùng tuyển nhưng thị trường ít người có kinh nghiệm, kỹ năng cho mảng đó thì công ty bắt buộc trả cao để cạnh tranh. Ví dụ hiện tại và một vài năm gần đây là vị trí Data Scientist (AI, Machine Learning,…)
(4) Mức lương cũ của Ứng viên, cái này đôi khi nghe vô lý nhưng thực tế diễn ra nhiều.
Vì 4 yếu tố trên nên để deal lương hiệu quả thì Ứng viên cần:
3.1. Với các công ty có khả năng trả, UV như thế nào thì họ sẽ chấp nhận trả?
a. Đầu tiên cần hiểu rõ yêu cầu của vị trí mình dự tuyển:
- Mình vào để giải quyết vấn đề gì cho công ty, có gấp lắm không, có ảnh hưởng đến mục tiêu/chiến lược kinh doanh của Bộ phận ứng tuyển/công ty nhiều không?
Ví dụ cho dễ hiểu: Công ty tuyển Chuyên viên Tuyển dụng cấp cao/Manager để vô làm tuyển dụng cho công ty và bối cảnh là công ty có 4-5 vị trí cấp cao đang rất cần nhưng chưa tuyển được và đội ngũ Tuyển dụng hiện tại của công ty đều là non trẻ, khả năng rất khó để tuyển được các vị trí cấp cao. Với bối cảnh này thì dễ deal lương khi ứng tuyển vị trí Recruitment Manager/Specialist vì làm bài toán đơn giản, bạn này vào chỉ cần tuyển được 2-3 vị trí cấp cao cho công ty thì công ty lời chán nếu mang ra ngoài cho headhunter tuyển.
- Công ty có nhiều người cùng làm vị trí giống mình không (Giống ở đây là bao gồm tính chất công việc, level, mảng business phụ trách,…). Nếu chỉ mỗi mình làm thì khả năng deal mức lương cao hơn là khả thi.
- Chắc chắn rằng công ty đang rất cần KINH NGHIỆM của mình, tức là với những gì bạn đang có, khi vào có thể ứng dụng ngay cho công ty để giải quyết các vấn đề công ty đang cần trong ngắn hạn nhưng gấp.
Điều này có nghĩa là UV sẽ dễ deal lương hơn khi nhảy việc ở thời điểm giữa năm (Tháng 6,7,8) vì thời điểm này công ty thường điều chỉnh mục tiêu kinh doanh và rất gấp rút để hoàn thành mục tiêu này ở những tháng cuối năm.
b. Hiểu rõ vị trí, công ty rồi thì đối chiếu lại bản thân xem những điều công ty cần thì mình đáp ứng tốt như thế nào?
Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mình đã làm qua có thực sự ứng dụng được ở bối cảnh mới (Công ty đang ứng tuyển).
Ví dụ: Bạn có kinh nghiệm build backend và tối ưu hóa performance cho website có lượng truy cập khoảng 30 triệu visitors/tháng và công ty bạn ứng tuyển đang cần Backend Developer vào giải quyết vấn đề tương tự hoặc ít phức tạp hơn.
3.2. Tìm hiểu kỹ tất cả các chính sách phúc lợi của công ty
a. Hỏi kỹ thời điểm, chính sách xét tăng lương hàng năm của công ty, đây cũng là thông tin rất có gia trị khi bạn deal lương.
Ví dụ: Thời điểm xét tăng lương của công ty là tháng 4 hàng năm, bạn phỏng vấn và nếu thoả thuận được thì sẽ đi làm trước tháng 4, hoặc sau tháng 4 một vài tháng, vậy bạn có thể trao đổi với Nhà tuyển dụng là giờ tôi vào công ty thì hơn 01 năm sau hoặc gần 1 năm sau tôi mới được xem xét tăng lương, như vậy rất lâu nên tôi nghĩ mức lương cao hơn sẽ phù hợp hơn.
Ngược lại nếu bạn đồng ý gia nhập công ty tầm tháng 9, tháng 10/2020 và thời điểm xét tăng lương của công ty là tháng 4/2021, vậy này việc deal lương là yếu điểm đối với UV, tuy nhiên chúng ta có thể biến nó thành điểm mạnh bằng cách deal lương cho kỳ tăng lương tiếp theo (04/2021), và khi deal con số này bạn nhớ là phải được thể hiện cụ thể trên Offer Letter chứ không phải hứa suông; hoặc trường hợp này bạn có thể deal theo hướng được hưởng 100% lương tháng 13 của năm 2020.
b. Xét yếu tố tổng thu nhập năm:
- Thưởng cuối năm
- Mua cổ phần
- Lương tháng 13
- Xăng xe, cơm trưa, điện thoại, taxi,…
- Bảo hiểm sức khoẻ cho cá nhân và người thân
- Teambuilding/Company trip
- …
Và cũng nên hỏi kỹ mức lương đóng BHYT, BHXH và số ngày phép năm
Nếu bạn không deal được mức lương hàng tháng như mong muốn thì có thể deal theo tổng thu nhập năm.
Ví dụ lương gross công ty offer là 20 triệu/tháng, mình muốn mức 25 triệu nhưng công ty chia sẻ 20 triệu là mức trần của vị trí này, lúc đó mình có thể deal là tôi đồng ý mức 20 triệu nhưng cam kết 16 tháng lương/năm
3.3. Một số lưu ý khác:
- Không vội chia sẻ mức lương mình mong muốn trong buổi phỏng vấn, nếu bắt buộc phải chia sẻ thì hãy nêu con số cao hơn mức mình thực sự mong muốn (Cao hơn 15% – 20% tuỳ tình huống nhưng hãy cẩn thận). Đặc biệt không nên chia sẻ mức thu nhập hiện tại của bạn cho Nhà tuyển dụng.
- Không nên deal lương với Nhà tuyển dụng trực tiếp hoặc qua điện thoại vì lúc đó nếu gặp người có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt bạn rất dễ gật đầu. Hãy yêu cầu Nhà tuyển dụng gửi offer qua email và chúng ta sẽ phản hồi qua email.
- Deal lương khi bắt đầu gia nhập công ty dễ hơn rất nhiều so với việc đề xuất được tăng lương khi đã vào công ty rồi.
- Không nên deal lương khi mức mình muốn tăng nhỏ hơn 10% so với mức công ty đề xuất, đã deal thì phải 15% trở lên.
Cuối cùng điều quan trọng nhất là “Biết mình biết ta”, để deal lương hiệu quả thì việc hiểu công ty cần gì và bản thân mình có thể đáp ứng được mức độ nào là rất quan trọng. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc, công ty và tự đánh gia khả năng đáp ứng của mình với vị trí đó, hiếm khi có trường hợp việc nhẹ lương cao.
4. Góc độ Recruiter/HR:
- Khi phải deal lương hãy tìm hiểu thật kỹ KHÓ KHĂN THỰC SỰ của Hiring Manager/Công ty; động cơ, mong muốn thực sự của UV và chủ động đưa ra giải pháp cân bằng giữa 2 bên, sau đó khéo léo chia sẻ chân thành với UV về những khó khăn của mình.
- Nếu chênh lệch quá nhiều (Giữa mức maximum công ty có thể offer và mức UV mong muốn) thì tốt nhất không nên offer mà hãy giữ liên lạc với UV chờ cơ hội khác phù hợp hơn, offer lúc này vừa mất UV vừa mất mặt công ty và có thể sẽ mất luôn mối quan hệ với UV.
- Đừng bao giờ deal lương khi chưa biết động cơ thực sự của UV khi nhảy việc.
- Không nên deal lương kỳ kèo xuống vài %, việc này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân bạn rất nhiều cho dù đó không phải là quyết định của bạn.
- Cuối cùng, kinh nghiệm mình thấy chưa bao giờ cuối năm cấp trên trực tiếp hoặc BGĐ Công ty tuyên dương, ghi nhận khen thưởng HR/Recruiter vì trong năm qua đã deal lương rất tốt, tiết kiệm cho công ty được xxx đồng, vậy nên khi làm HR chúng ta cần có kiến thức về thị trường, am hiểu tình hình công ty và có quan điểm cá nhân rõ ràng trong một số tình huống cần thiết.
Tất cả những kinh nghiệm mình chia sẻ bên trên đều có ưu và nhược điểm nhất định trong từng tình huống, thời điểm cụ thể cho dù là ở góc độ Nhà tuyển dụng hay UV. Vì vậy, việc khéo léo vận dụng để làm cơ sở, phương pháp luận phù hợp khi thương lượng trong từng tình huống là rất cần thiết. Ngoài ra, UV cũng nên hạn chế tình trạng nhận offer rồi sau đó thay đổi, khi bạn chưa thực sự thấy hài lòng với mức offer và còn tiếp tục đi phỏng vấn thêm vài chỗ khác thì cố gắng trì hoãn câu trả lời với Nhà tuyển dụng cho đến khi bạn có câu trả lời sau cùng.
*Photo: Internet
Nguồn: coachtranvuthanh
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec