Khuyến cáo của Hội Dược sĩ Thế giới cho Dược sĩ/Khoa Dược trong mùa dịch COVID-19

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

07/09/2020 00:07

744

Lược dịch: DS. Nguyễn Ngọc Vũ Nam

Nguồn: https://www.fip.org/files/content/priority-areas/coronavirus/COVID-19-Guidelines-for-pharmacists-and-the-pharmacy-workforce.pdf

Mặc dù nhân viên nhà thuốc đã quen thuộc với những hướng dẫn này, việc đánh giá người bệnh có nguy cơ mắc COVID-19 trong cộng đồng nên được dẫn dắt bởi các dược sĩ cộng đồng. Dược sĩ cộng đồng cũng có trách nhiệm giới thiệu một cách thích hợp các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở y tế và cơ quan có liên quan.

Rõ ràng có thể nhận thấy việc tiếp xúc của dược sĩ nhà thuốc với COVID-19 là có, và họ có thể đang tương tác với các bệnh nhân có khả năng đã bị nhiễm bệnh. Do đó, nhân viên Nhà thuốc cũng cần có những biện pháp để bảo vệ chính họ.

1.      Một số lời khuyên quan trọng cho DS trong mùa dịch COVID-19

  • Giờ mở cửa: trong trường hợp không thể mở cửa theo khung giờ bình thường hàng ngày, cần có thông báo về khung giờ mới cho cộng đồng bên ngoài nhà thuốc ở nơi dễ thấy;
  • Khu vực tiếp xúc với bệnh nhân/khách hàng nên thu hẹp như phát thuốc qua ô cửa sổ nhỏ;
  • Nên đánh dấu vị trí xếp hàng mua thuốc trên mặt đất bảo đảm cách nhau 2m giữa các bệnh nhân và dược sĩ;
  • Bệnh nhân không nên bước vào bên trong nhà thuốc, nếu có dược sĩ cần mang các dụng cụ bảo hộ thích hợp như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ;
  • Không nên cho phép những người không phận sự hoạt động trong khuôn viên nhà thuốc
  • Giới hạn số bệnh nhân/khách hàng vào nhà thuốc tại một thời điểm;
  • Có thể dùng khay để lấy đơn, chuyển thuốc, thanh toán tiền để tránh tiếp xúc trực tiếp;
  • Khuyên bệnh nhân không ở lại lâu trong nhà thuốc;
  • Khuyên bệnh nhân người cao tuổi hay có bệnh mắc kèm nên tránh tới nhà thuốc, mà nên nhờ người thân hay bạn bè, hàng xóm tới nhà thuốc thay.
  • Ưu tiên phân phối thuốc và các vật tư y tế thiết yếu hơn là các sản phẩm không thiết yếu.

2.      Lưu ý khi giao thuốc tại nhà cho bệnh nhân

  • Nhà thuốc có thể triển khai đặt thuốc online và giao thuốc tại nhà cho bệnh nhân, đặc biệt cho đối tượng bệnh nhân cần cách ly hay bệnh nhân thuốc nhóm nguy cơ cao hoặc không có khả năng di chuyển để lĩnh thuốc.
  • Nhân viên giao thuốc tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hay đồ vật cá nhân của bệnh nhân. Thuốc có thể được để bên ngoài cửa hoặc tại một vị trí ấn định, sau đó nhân viên phát thuốc lùi lại bảo đảm cách xa bệnh nhân 2m trong khi quan sát để bảo đảm bệnh nhân hay người thân đã lấy thuốc mới rời đi.

3.      Thông báo cho bệnh nhân bên ngoài nhà thuốc

Dán thông báo bên ngoài nhà thuốc với các khuyến cáo chính dành cho bệnh nhân hay khác hàng phải làm trước khi bước vào nhà thuốc như:

  • Sát khuẩn tay trước khi bước vào nhà thuốc
  • Bảm đảm đứng cách nhau 1-2m giữa bạn với khách hàng khác và nhân viên nhà thuốc
  • Không bước ra khỏi dấu chỉ vạch di chuyển được dán dưới sàn nhà (nếu có)
  • Nếu hắc xìa, ho thì che mũi và miệng bởi khăn cá nhân (khăn cá nhân này nên được loại bỏ nơi phù hợp và không tái sử dụng) hoặc bằng khuỷa tay (không phải bàn tay)
  • Tránh bắt tay và tiếp xúc gần trong nhà thuốc
  • Chuẩn bị trước đơn thuốc

4.      Lời khuyên cho dược sĩ nhà thuốc và khoa dược

  • Bố trí một nhân viên cố định tại một quầy hay vị trí và tránh luân phiên, đổi phiên
  • Chỉ để những vật dụng thiết yếu tại quầy
  • Lau và tiệt khuẩn quầy sau mỗi bệnh nhân
  • Để dung dịch alcohol sát khuẩn tay ở đó và sát khuẩn tay sau mỗi bệnh nhân
  • Để bảo đảm sự liên tục của các hoạt động của khoa dược, khuyến cáo nên chia công việc thành các ca (ví dụ: ca sáng và ca chiều) và nên có khoảng thời gian dừng giữa các ca để tiệt trùng toàn bộ nhà thuốc, bảo đảm các nhân viên của mỗi ca không tiếp xúc chéo với nhau.
  • Các nhân viên có bệnh nên đeo khẩu trang và nên thực hiện các công việc hậu cần và tăng cường vệ sinh tay.
  • Nhân viên nên thay áo choàng thường xuyên hơn.
  • Nên tránh mang các đồ trang sức như vòng đeo tay, đồng hồ, nhẫn.
  • Nên để tóc ngắn.
  • Bất cứ khi nào có thể nên đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước và sau khi thực hiện một công việc.

5.      Các biện pháp phòng dịch tại Nhà thuốc:

  • Phát triển các kế hạch ứng phó khẩn cấp và kế hoạch làm việc
  • Đào tạo đầy đủ cho nhân viên
  • Chú ý tình trạng sức khoẻ của các dược sĩ
  • Bảo vệ nhân viên nhà thuốc
  • Tăng cường giám sát biểu hiện nhiễm trùng ở dược sĩ
  • Đảm bảo vệ sinh và khử trùng đầy đủ
  • Tăng cường quản lý bệnh nhân
  • Tăng cường giáo dục bệnh nhân
  • Tăng cường quản lý sự phơi nhiễm với nhiễm trùng
  • Chống lãng phí, thất thoát

6.      Sử dụng khẩu trang và mặt nạ phòng độc

Khuyến cáo cho NVYT:

  • Đeo khẩu trang y tế khi đi vào phòng có bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã nhiễm COVID-19;
  • Sử dụng mặt nạ lọc hạt ví dụ như mặt nạ N95 khi thực hiện các thủ thuật khí dung như đặt nội khí quản, thở không xâm nhập, mở khí quản, hồi sức tim phổi, thông khí cơ học (bóp bóng bằng tay) trước khi đặt nội khí quản và nội soi phế quản;
  • Mặt nạ phải được đeo đúng cách và đeo trong thời gian phơi nhiễm;
  • Mặt nạ phải khít với khuôn mặt người sử dụng để đảm bảo không có lỗ hổng giữa da người sử dụng với mặt nạ;
  • Mạ nạ phải lọc được ít nhất 95% các hạt trong không khí;
  • Mặt nạ dùng 1 lần nên được tháo ra và bỏ đi sau mỗi lần rời khỏi phòng bệnh;
  • Nếu sử dụng mặt nạ dùng nhiều lần thì sau khi rời khỏi phòng bệnh cần vệ sinh và diệt trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khuyến cáo cho cộng đồng:

  • Sử dụng các loại khẩu trang một cách rộng rãi vì đã có bằng chứng cho thấy COVID-19 có khả năng lây trước khi nguồn lây có biểu hiện của bệnh, sự lây lan trong cộng đồng có thể giảm nếu mọi người, bao gồm cả những người đã nhiễm nhưng chưa khởi phát triệu chứng và người đã khởi phát đeo khẩu trang;
  • Đeo khẩu trang bất cứ khi nào ra khỏi nhà;
  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc 1 bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19;
  • Khi có biểu hiện ho, hắc xì hay sốt;
  • Người trong nhóm nguy cơ gồm người già trên 65 tuổi và người có bệnh nên luôn đeo khẩu trang khi có người khác ở gần hoặc khi đi ra ngoài;
  • Lưu ý đeo khẩu trang có tác dụng chỉ khi kết hợp với rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy;
  • Mọi người nên biết cách đeo và vứt bỏ khẩu trang dùng 1 lần đúng cách.

Cách đeo, sử dụng và tháo bỏ khẩu trang sử dụng 1 lần:

  • Rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay có cồn hoặc với xà phòng dưới vòi nước chảy;
  • Lấy khẩu trang ra và kiểm tra xem có rách hay lỗ nào không
  • Xác định phần phía trên của khẩu trang ở đâu (phần có thanh kẽm mềm để cố định vào sống mũi);
  • Xác định đúng mặt ngoài của khẩu trang (mặt có màu đậm hơn);
  • Áp khẩu trang lên mặt và miết thanh kẽm sát kín vào mũi và má;
  • Đảm bảo khẩu trang che phủ miệng và cằm của bạn;
  • Sau khi sử dụng cần tháo bỏ khẩu trang; dùng tay cở 2 dây thun quanh tai ra trước sau đó lấy khẩu trang ra đảm bảo mặt ngoài không tiếp xúc với mặt và quần áo. Tránh chạm tay vào những khi vực nhiễm bẩn của khẩu trang;
  • Vứt khẩu trang vào thùng rác có nắp ngay sau khi sử dụng;
  • Rửa tay sau khi chạm hoặc vứt bỏ khẩu trang. Sử dụng dung dịch sát khuẩn có cồn để rửa tay lại, nếu tay bạn bẩn có thể nhìn thấy thì rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.

7.      Can thiệp dược cộng đồng và tư vấn bệnh nhân

Tiêu chí Can thiệp
·                Không triệu chứng (Ho, sốt hoặc khó thở)

 

·                Không có liên hệ gần đây với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngỡ nhiễm COVID-19 và gần đây không có du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng

 

·         Trấn an đối tượng

 

·         Nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa

·         Đề nghị giãn cách xã hội, cách ly tại nhà và tránh đi lại không cần thiết (trong nước và quốc tế) bất cứ khi nào có thể

·         Cung cấp thông tin dựa trên các bằng chứng và cho lời khuyên (nói trực tiếp hoặc bằng tờ thông tin)

·                Có triệu chứng (Ho, sốt hay khó thở)

 

·                Không có liên hệ gần đây với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngỡ nhiễm COVID-19 và gần đây không có du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng

·         Trấn an đối tượng

 

·         Thông báo rằng nguy cơ mắc phải COVID-19 có thể tồn tại

·         Cô lập người bệnh trong phòng riêng bất cứ khi nào có thể

·         Không khám trực tiếp  tiếp xúc với bệnh nhân

·         Tăng cường các biện pháp tự bảo vệ, bao gồm đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ thích hợp

·         Nhấn mạnh các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền thêm, bao gồm cả việc bệnh nhân sử dụng khẩu trang

·         Đề nghị tự cách ly (bao gồm với những người thân trong gia đình có tiếp xúc gần) tại nhà và hạn chế  di chuyển trong ít nhất 14 ngày

·         Cho những nhóm có nguy cơ cao, khuyên nên liên lạc với bộ phận cấp cứu hoặc đường dây nóng hoặc các cơ sở y tế phù hợp để xét nghiệm và theo sát chăm sóc và điều trị

·         Cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng và lời khuyên (nói hoặc viết ra)

·                Không có triệu chứng (sốt, ho hoặc khó thở)

 

·                Có liên hệ gần đây với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngỡ nhiễm COVID-19 và gần đây không có du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng

·         Trấn an đối tượng

 

·         Thông báo rằng nguy cơ mắc phải COVID-19 có thể tồn tại

·         Đề nghị tự cách ly (bao gồm với những người thân trong gia đình có tiếp xúc gần) tại nhà và hạn chế  di chuyển trong ít nhất 14 ngày

·         Đề nghị truy tìm lịch sử liên lạc

·         Trong trường hợp các triệu chứng xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ, liên hệ đường dây nóng hoặc khẩn cấp để làm theo hướng dẫn

·         Cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng và lời khuyên (nói hoặc viết ra)

·                Có triệu chứng (sốt, ho hoặc khó thở)

 

·                Có liên hệ gần đây với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngỡ nhiễm COVID-19 và gần đây không có du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng

·         Trấn an đối tượng

 

·         Thông báo rằng nguy cơ mắc phải COVID-19 có thể tồn tại

·         Cô lập người bệnh trong phòng riêng bất cứ khi nào có thể

·         Không khám trực tiếp  tiếp xúc với bệnh nhân

·         Tăng cường các biện pháp tự bảo vệ, bao gồm đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ thích hợp

·         Nhấn mạnh các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền thêm, bao gồm cả việc bệnh nhân sử dụng khẩu trang

·         Đề nghị tự cách ly (bao gồm với những người thân trong gia đình có tiếp xúc gần) tại nhà và hạn chế  di chuyển trong ít nhất 14 ngày

·         Cho những nhóm có nguy cơ cao, khuyên nên liên lạc với bộ phận cấp cứu hoặc đường dây nóng hoặc các cơ sở y tế phù hợp để xét nghiệm và theo sát chăm sóc và điều trị

·         Cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng và lời khuyên (nói hoặc viết ra)

·                Có kế hoạch di chuyển không thể tránh khỏi đến các khu vực bị ảnh hưởng hoặc liên hệ với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 ·         Trấn an người bệnh

 

·         Thông tin về tình hình và các con đường lây bệnh

·         Nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa (đặc biệt là rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay lên mặt)

·         Nhấn mạnh các biện pháp tự bảo vệ bao gồm việc đeo một loại khẩu trang phù hợp

·         Cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng và lời khuyên (nói hoặc viết ra)

8.      Đảm bảo tồn kho và khả năng tiếp cận với các thuốc, vật tư và trang thiết bị thiết yếu

Nhằm mục đích phòng ngừa và kiểm soát bệnh COVID-19, các Nhà thuốc nên đảm bảo việc cung cấp thuốc, bao gồm cả những loại được sử dụng để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh cũng như cung cấp cho các nhóm hỗ trợ y tế.

Các Nhà thuốc nên chỉ định một dược sĩ mua sắm, lưu trữ và phân phối các loại thuốc chính, và điều chỉnh hàng tồn kho khi cần thiết để đảm bảo cung cấp cho thực hành lâm sàng.

Danh sách này bao gồm các thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, trong bệnh viện còn có corticosteroid và một số loại thuốc khác. Cung cấp các thiết bị y tế (bao gồm nhiệt kế, khẩu trang và trong bệnh viện có các mặt hàng thiết bị bảo vệ khác (ví dụ: mặt nạ phòng độc, găng tay, kính bảo hộ) phải được đảm bảo đầy đủ.

Danh sách phương tiện, thiết bị bảo hộ cá nhân chính:

Loại

Tên

Cơ sở vật chất Thiết yếu Cửa sổ phát thuốc riêng biệt
Không bắt buộc Tủ an toàn sinh học
Thiết bị Thiết yếu Đèn UVC

 

Máy tiệt trùng không khí

Thiết bị đo nhiệt độ cơ thể

Máy tiệt trùng hơi nước áp suất cao

Hộp giao nhận

Không bắt buộc Thiết bị phân phối thông minh
Phương tiện bảo hộ cá nhân Thiết yếu Khẩu trang y tế

 

Mũ bảo hộ dùng 1 lần

Găng tay  dùng 1 lần

Bộ đồ bảo hộ lao động

Không bắt buộc Khẩu trang phẫu thuật

 

Mặt nạ lọc hạt (Mặt nạ N95 hoặc tương đương)

Tấm chắn ngăn giọt bắn

Mặt nạ dưỡng khí có hộp lọc bụi tuỳ chọn hoặc bể lọc

Kính bảo hộ

Găng tay cao su dài tay

Giày làm việc

Ủng cao su

Nắp ủng chống nước

Bao giày dùng 1 lần

Áo blouse

Tạp dề chống nước

Áo choàng cách ly không thấm nước

 

 

 

9.      Quản lý vệ sinh và khử trùng

Khả năng tồn tại của vi rút SARS-COV-2 trong khí dung và các bề mặt khác

Loại bề mặt/khí dung

Khả năng tồn tại

Thời gian bán huỷ

Khí dung 3 giờ 1,1-1,2 giờ
Thép không gỉ 48-72 giờ 5,6 giờ
Giấy bìa cứng 24 giờ 3,46 giờ
Nhựa 72 giờ 6,8 giờ
Đồng 4 giờ 0,7 giờ

Chọn lựa chất khử trùng và vật tư đối với từng đối tượng bề mặt

Đối tượng khử trùng

Loại chất khử trùng

Vật tư tiêu hao

Bề mặt ở môi trường Thuốc khử trùng có clo (1000mg/L), chlorine dioxid (500mg/L), cồn 75% Vật liệu thấm dùng 1 lần
Tay Dung dịch sát khuẩn tay nhanh có cồn, thuốc khử trùng có clo, oxy già
Da Dung dịch khử trùng iodin 0,5%, oxy già
Niêm mạc Dung dịch khử trùng iodin 0,5%
Không khí trong nhà Acid peracetic, clo dioxid, oxy già
Chất ô nhiễm Thuốc khử trùng có clo (5000-20000mg/L), bột khử trùng hoặc bột tẩy trắng chứa nước hấp phụ
Các bề mặt dệt may như quần áo, giường ngủ Thuốc khử trùng có clo (5000mg/L), ehtylen oxide
Đơn thuốc Ethylen oxide

10.  Các biện pháp phòng ngừa khác để kiểm soát dịch bệnh

  • Che miệng và mũi trong khi ho, hắt hơi sử dụng khẩu trang y tế, khẩu trang vải, khăn giấy hoặc khuỷu tay uốn cong, sau đó là vệ sinh tay;
  • Vứt bỏ hoặc làm sạch các vật che miệng mũi một cách thích hợp (ví dụ: rửa khăn tay bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa);
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể, đặc biệt là dịch tiết đường hô hấp và phân. Sử dụng găng tay dùng 1 lần và kính bảo vệ mắt để bảo vệ miệng hoặc đường hô hấp và khi xử lý phân, nước tiểu, chất thải. Thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi tháo găng tay;
  • Găng tay, khăn giấy, khẩu trang và các chất thải khác do người bệnh hoặc người chăm sóc thải ra nên được đặt trong thùng rác có nắp mở đạp bằng chân đặt trong phòng bệnh trước khi vứt bỏ cùng với chất thải sinh hoạt khác;
  • Tránh các loại tiếp xúc khác với người bệnh hoặc các vật phẩm bị ô nhiễm trong môi trường trực tiếp của họ (ví dụ: tránh dùng chung bàn chải đánh răng, thuốc lá, dụng cụ ăn uống, bát đĩa, đồ uống, khăn, khăn lau hoặc khăn trải giường). Dụng cụ ăn uống và bát đĩa nên được làm sạch bằng xà phòng sau khi sử dụng và có thể được tái sử dụng thay vì bị loại bỏ. Điều này cũng áp dụng cho kính bảo hộ.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như bàn cạnh giường ngủ, tấm trải giường và đồ nội thất phòng ngủ khác, bề mặt phòng tắm và nhà vệ sinh hàng ngày bằng chất khử trùng thông thường trong gia đình có chứa dung dịch thuốc tẩy pha loãng (1 phần thuốc tẩy với 99 phần nước).
  • Đặt nắp bồn cầu xuống trước khi xả nước để tránh lây lan vi trùng.
  • Làm sạch quần áo, khăn trải giường, khăn tắm và khăn lau tay, v.v. của những người bị bệnh bằng xà phòng giặt hoặc giặt bằng máy ở 60 nhiệt độ 90 ° C với chất tẩy thông thường. Đặt vải lanh bị nhiễm bẩn vào túi giặt. Không lắc đồ giặt bẩn. Các quốc gia có thể xem xét các biện pháp để đảm bảo rằng chất thải được xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh, và không phải tại bãi rác mở không được giám sát. Các biện pháp bổ sung có thể cần thiết để ngăn chặn việc tái sử dụng không hợp vệ sinh găng tay và khẩu trang, và để tránh tiếp xúc trực tiếp với da và quần áo với các vật liệu bị ô nhiễm.
  • Sử dụng găng tay dùng một lần, bảo vệ mắt và quần áo bảo hộ (ví dụ: tạp dề nhựa) khi làm sạch hoặc xử lý các bề mặt, quần áo hoặc vải dính chất lỏng cơ thể. Thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi tháo găng tay.

 

 

Tags

Tin liên quan