Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
990
Một hiện tượng thường gặp ở các hiệu thuốc là khách hàng khai bệnh với người bán và hỏi nên mua thuốc gì. Nhiều dược sĩ có thói quen hễ thấy người vào mua thuốc là hỏi ngay "đau ở đâu, đau ra sao, đau bao lâu" rồi chẩn đoán, kê đơn y như một bác sĩ thực thụ. Quy trình khám bệnh và bán thuốc chỉ diễn ra trong 5-7 phút.
Bộ Y tế quy định dược sĩ chỉ được bán thuốc theo đơn, còn tại các phòng mạch tư, bác sĩ chỉ được khám bệnh, kê đơn chứ không được bán thuốc. Nhưng đa số dược sĩ và bác sĩ không chấp hành quy định này.
Do sợ tốn kém và mất thời gian nên đại bộ phận người dân khi có bệnh thường không đi khám mà ra thẳng hiệu thuốc. Rất ít dược sĩ khuyên bệnh nhân đi khám để được chẩn đoán và kê đơn theo quy định của Bộ Y tế. Họ sợ nếu làm thế sẽ mất ngay khách hàng, do bệnh nhân sẽ mua thuốc của bác sĩ ở những phòng mạch tư.
Đa số khách hàng tìm đến dược sĩ để khai bệnh thuộc giới lao động, kiến thức về y tế thấp. Vì thế, dược sĩ tha hồ thêm thắt thuốc nọ thuốc kia, cho hai ba thứ thuốc bổ cùng một lúc. Nếu được chẩn đoán sai, bệnh nhân uống thuốc vào có mệnh hệ gì thì cũng khó mà kiện dược sĩ; vì họ chỉ chẩn đoán và kê đơn bằng miệng, không có mảnh giấy nào làm bằng chứng. Vì thế, nhiều dược sĩ yên tâm kiêm luôn vai trò bác sĩ cho bệnh nhân.
Hầu hết các phòng mạch tư đều bán thuốc tại chỗ cho người bệnh và đây là phần thu nhập khá lớn của bác sĩ. Nhiều bác sĩ "chặt đẹp" người bệnh bằng cách tạo ra sự nhập nhằng giữa tiền công khám và tiền thuốc, khiến bệnh nhân không biết cụ thể mỗi khoản là bao nhiêu. Một số bác sĩ sản khoa mỗi khi kiểm tra thai định kỳ cho sản phụ (trong 5-7 phút) thường bán kèm một vỉ thuốc bổ 10 viên của Việt Nam, lấy 40.000 đồng, trong khi giá vỉ thuốc đó chỉ 5.000-7.000 đồng. Một lần khám kèm theo số thuốc đủ uống trong 5-7 ngày, có bác sĩ lấy mấy trăm nghìn đồng trong khi tiền thuốc thực ra chỉ vài chục nghìn.
Nhiều bác sĩ còn dùng các mánh khóe để bắt bệnh nhân mua thuốc của mình với giá "trên trời" như không đưa đơn cho bệnh nhân; thuốc thì bóc hết nhãn hiệu hoặc nghiền thành bột; kê đơn toàn những biệt dược khó kiếm mà bệnh nhân có chạy mấy vòng cũng không tìm mua được.
Thường thì bệnh nhân nể và sợ bác sĩ nên không từ chối mua thuốc, dù biết giá cao hơn bên ngoài. Khi nghe bác sĩ bảo: "Thuốc ở đây đảm bảo chất lượng; nếu mua chỗ khác, tôi không dám nói bệnh sẽ hết", ít bệnh nhân dám đi mua thuốc ở chỗ khác.
Nhiều bác sĩ thừa nhận rằng tại phòng mạch tư, bác sĩ phải kiêm luôn dược sĩ thì mới "ăn" và thu nhập chính là từ chỗ đó. Nếu chỉ lấy tiền công khám thì không thể thu 40.000-50.000 đồng cho mỗi lần khám được. Nếu bán kèm thuốc và tính gộp lại thì dễ lấy tiền hơn. Một điều dễ nhận thấy là khi bác sĩ là dược sĩ và ngược lại thì phần lợi luôn thuộc về bác sĩ và dược sĩ, còn và phần thiệt thòi chỉ thuộc về bệnh nhân.
Thanh Niên
------------
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec