Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
596
Tham dự Hội thảo có PGS. TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS. TS. Phạm Lê Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; TS. Hà Văn Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế; TS. Dương Huy Liệu, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế y tế Việt Nam; các chuyên gia đến từ Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các Viện, Trường, Hội, Trung tâm nghiên cứu…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Hà Văn Thúy, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế nói chung và đánh giá kinh tế dược nói riêng đã và đang được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế đối với thuốc. Ở Việt Nam, trong bối cảnh các nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, Quỹ Bảo hiểm y tế ngày càng phải bao phủ nhiều các dịch vụ y tế (đặc biệt là các thuốc điều trị), đánh giá công nghệ y tế, đặc biệt là đánh giá kinh tế dược cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hành lâm sàng. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là “Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế”.
Đánh giá công nghệ y tế (Health Technology Assessment) là phương pháp đánh giá khía cạnh y học, dịch tễ học, xã hội học và kinh tế học của các can thiệp y tế (bao gồm thuốc, vắc xin, quy trình y tế, thiết bị y tế, dịch vụ y tế và cả các can thiệp y tế công cộng) về nhiều khía cạnh như y học, xã hội học và kinh tế học… Mục tiêu chính của Đánh giá Công nghệ Y tế là giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định lựa chọn và triển khai các công nghệ y tế, can thiệp y tế phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được chia sẻ các tham luận về Tính cần thiết của việc thành lập Mạng lưới đánh giá kinh tế dược; tên gọi, phương thức thành lập, nội dung hoạt động của Mạng lưới; Đề xuất xây dựng ngưỡng sẵn sàng chi trả theo mức độ bệnh tật tại Việt Nam và Nghiên cứu về tính sẵn sàng chi trả cho một năm sống khỏe mạnh (QALY) tăng thêm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại một số bệnh viện ở Việt Nam năm 2018.
Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm thành lập một tổ chức xã hội nhằm kết nối hoạt động kinh tế dược tại Việt Nam và quốc tế. Các đại biểu nhận thấy: Muốn đẩy mạnh phát triển hệ thống kinh tế dược Việt Nam, trước hết cần phải có sự gắn kết, chia sẻ thông tin chặt chẽ giữa các bên liên quan: chuyên gia kinh tế y tế - cơ quan quản lý, xây dựng chính sách (Bộ Y tế, Sở Y tế) - cơ quan quản lý quỹ BHYT (BHXH Việt Nam) - nhà cung ứng dịch vụ (Bệnh viện) - nhà cung ứng thuốc (công ty Dược phẩm); Phương thức thành lập Mạng lưới kinh tế dược sẽ bao gồm các thành phần tổng hòa của các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng chính sách, đơn vị cung ứng dịch vụ, đảm nhiệm các vai trò, nhiệm vụ khác nhau, dựa trên cơ sở thành lập một tổ chức xã hội để kết nối các chuyên gia, cán bộ quan tâm đến lĩnh vực đánh giá kinh tế dược, với Ban điều phối là các thành viên đại diện của Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế dược; Nội dung hoạt động của Mạng lưới kinh tế dược sẽ bao gồm việc xây dựng, tạo lập kênh chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực thành viên và hệ thống; tổ chức đào tạo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, học tập, trao đổi và tham vấn chính sách…
moh.gov.vn
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec