Học sao để đứng đầu lớp: Sống sót trường dược, sắp xếp kiến thức hiệu quả

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

18/05/2020 00:06

861

Không phải ai tiếp thu kiến thức cũng giống nhau. Có người thiên về nghe, hay về nhìn, có người thì học thuộc lòng rất giỏi, còn có người phải học bằng vận dụng, biết áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhanh hơn người học thuộc lòng. Đừng nhìn người khác mà ganh tị hay tủi thân cảm thấy mình yếu kém vì không giống họ, chẳng có ích lợi gì hết.
Biết kiểu học của mình là gì (learning style)

Không phải ai tiếp thu kiến thức cũng giống nhau. Có người thiên về nghe, hay về nhìn, có người thì học thuộc lòng rất giỏi, còn có người phải học bằng vận dụng, biết áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề nhanh hơn người học thuộc lòng. Đừng nhìn người khác mà ganh tị hay tủi thân cảm thấy mình yếu kém vì không giống họ, chẳng có ích lợi gì hết.

Bản thân mình là người học về nhìn rất nhiều (visual learner) và học thuộc lòng rất giỏi (memorization). Ngược lại, điểm yếu của mình là vận dụng chậm. Nếu bài thi chỉ hỏi kiến thức phải lôi trong đầu ra nhờ thuộc lòng, mình khoẻ re. Còn nếu bài thi là “case-based”, mình chậm hơn trong việc áp dụng kiến thức đã thuộc.

Dựa vào thế mạnh của bản thân, nhưng đừng quên phát triển những phương pháp khác

Vì là visual learner, mình hay chép bài kĩ (take notes) khi lên giảng đường chứ không chỉ ngồi nghe. Khi về nhà ôn bài, đôi khi mình sắp xếp lại thông tin theo cách riêng của mình. Sau đó, mình sẽ học bài từ ghi chép riêng, và trong đầu sẽ nhớ thông tin nằm ở trang nào, đầu trang hay cuối trang (mình không có photographic memory nhưng nhớ nhiều về phần hình trong lúc thi).

Trong trường dược, những năm đầu hoàn toàn dựa vào thuộc lòng. Còn những năm cao hơn chủ yếu là case-based để giải quyết vấn đề của bệnh nhân, nên mình phải chuyển style. Tuy nhiên, việc vận dụng phải dựa vào việc bạn có thuộc kiến thức cơ bản không, chứ lấy gì mà vận dụng. Vì vậy, cho dù học thuộc lòng không dễ, cũng có nhiều cách để nhớ kiến thức chứ không bỏ hẳn mảng này được.

Sắp xếp thông tin theo cách của mình để tăng cường tiếp thu

Mình rất không thích học bằng PowerPoint. PowerPoint là công cụ giúp thầy cô giảng bài, nhưng khá khó tiếp thu khi về nhà, ít nhất là đối với riêng mình. Thông tin gom lại có 4 trang, mà thầy cô giảng ra thành 40-50 slides vì mỗi slide chữ to đùng, viết được 5 hàng. Hơn nữa, vì là visual learner, nên mình không thích phải nhớ những khoảng trống giữa các slide khi in ra.

Vì vậy nếu thông tin khó nhằn, mình hay sắp xếp lại những điểm quan trọng trên tờ giấy A4 hay letter-sized. Mình thích viết chữ nhỏ để nhét được nhiều. Thay vì bấm kim giấy phải lật lật, mình lại dùng băng keo để dán mép lại, rồi lật trải dài ra. Bạn có thể có những cách học khác phù hợp với bản thân.

Sắp xếp thông tin để học hiệu quả hơn 

Lưu ý: đừng dành quá nhiều thời gian cho việc sắp xếp lại thông tin bằng 20 màu mực khác nhau, chữ phải nắn nót cực độ. Phải biết cân bằng giữa công sức bỏ ra và lợi ích đạt được (cost-benefit ratio).

Một lưu ý nữa: đừng xem phim hay dạo facebook hay tán gẫu với bạn bè trong lúc làm việc này! Đây là một phương pháp chọn lọc và sắp xếp thông tin, chứ không phải chỉ ngồi chép lại bài cho đẹp. Bị phân tâm trong lúc này khiến bạn phí thời gian nhiều hơn vì phải ngồi học lại sau khi chép bài.

Tóm tắt lại thông tin

Sau khi sắp xếp lại thông tin để học cho dễ, mình còn thêm một bước nữa là tóm tắt lại nếu bài học khá là khó nhằn. Bạn phải biết đặt mục tiêu có thể với tới được- không ai nhớ hết 100% bài giảng hay thông tin từ sách giáo khoa. Hãy nhắm đển 60-80% thông tin quan trọng nhất và học cho tốt mảng đó. Đây là mục đích của việc tóm tắt thông tin.

Ví dụ như trong 10 dạng thuốc kháng sinh hay dùng, tác dụng phụ nào là thường gặp và đặc biệt nhất của mỗi loại (class effect và individual drug effect). Đừng cố gắng học hết tất tần tật những tác dụng quái đản hiếm có, vì dù bạn có lấy được điểm thêm trên bài thi, mà lại quên những thứ cơ bản nhất thì khá vô ích. Hơn nữa, đối với dược sĩ, việc nhớ được cơ cấu hoạt động, tác dụng phụ thường gặp, và làm thế nào để căn dặn bệnh nhân là những điều quan trọng nhất cần nhớ. Còn những thứ hiếm gặp đặc biệt thì hằng hà sa số, chỉ có thiên tài hay y bác sĩ đóng trên TV mới ra vẻ biết hết được.

 

Sử dụng những công cụ học tập khácQ&A, flash cards, quizzes

Không chỉ có chép bài trên giấy, bạn có thể thử những công cụ giúp kiểm tra kiến thức như flash card. Đây là miếng giấy cỡ lòng bàn tay có 2 mặt, rất quen thuộc với những ai học vocabulary thi SAT chẳng hạn. Một mặt bạn viết concept cần nhớ, mặt sau là chi tiết, hoặc khái niệm, v.v. cần phải học tuỳ môn và tuỳ mục đích.

Đôi khi mình còn phải dùng Question & Answer, như viết ra một loạt câu hỏi đố cho bản thân, rồi vận dụng kiến thức đã học để trả lời. Đây cũng giúp bạn mường tượng bài kiểm tra sẽ như thế nào, câu hỏi nào thầy cô có thể sẽ ra đề nhất.

Nếu có thời gian và quyết tâm hơn, bạn cũng có thể tự làm bài kiểm tra (quiz) cho bản thân. Đây có ích cho những môn nhiều kiến thức li ti chi tiết như học về thuốc kháng sinh, hay cơ cấu hoạt động của những thuốc bệnh tâm thần chẳng hạn.

Điều quan trọng nên nhớ là mỗi người có cách tiếp thu kiến thức khác nhau. Hãy tìm cách tốt nhất cho bản thân mỗi người, vận dụng, và hoàn thiện từng ngày

Nguồn:The Tiny Pharmacist

Tags

Tin liên quan