Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
873
Ngay cả một số anh chị em nhà khá giả qua đây, tuy không phải đi làm thêm hoặc học hành quá vất vả vì về nhà thừa kế hay có việc làm, thì họ cũng phải đối mặt với những khó khăn khác như là không có người đưa đón, không có thức ăn nấu sẵn. Nhà phải tự quét, sáng phải tự dậy lê lết ngập ngụa trong mưa tuyết đến trường.
Nếu du học khó thì học y dược ở Mỹ lại càng khó hơn. Không phải dễ dàng mà dược sĩ, y tá, bác sĩ nằm trong top 5 những ngành nghề được tin tưởng nhất (Most trusted professions) và lương bổng cũng khá hơn nhiều ngành nghề khác. Trường đại học của mình có rất nhiều ngành, và top những ngành cày cấy nhiều nhất là các bạn kiến trúc ngủ lăn lóc trong studio, các bạn kĩ sư suốt ngày ngồi lắp ráp hay lập trình, và y dược.
Tại sao học dược khó?
Đòi hỏi phải nhớ nhiều. Mọi người đừng hiểu lầm là học dược chỉ có học thuộc lòng. Học thuộc lòng chỉ mới là 1 nửa yêu cầu. Mục đích của việc học thuộc lòng là để khi vào phòng thi, đề thi là nhiều trường hợp giả dụ về bệnh nhân (patient case). Sinh viên phải dùng kiến thức đã học và áp dụng vào trường hợp đó cho chính xác. Đến năm thứ 4, thứ 5 mới bắt đầu học áp dụng nhiều, nên những năm đầu nhiều bạn dễ nản chí vì chưa hình dung được những kiến thức mình được học sẽ áp dụng như thế nào.
Ví dụ như đề cho bệnh nhân với bệnh tiểu đường, chỉ số đo đường là như vầy, nhưng lại còn có thêm bệnh tim, suy thận, cao huyết áp, thì dược sĩ nên khuyên cho thuốc gì? Tại sao? Liều bao nhiêu cho phù hợp? Uống trong bao lâu? Khi nào phải đi tái khám? Và bệnh nhân nên biết thuốc đó có tác hại gì? Nếu phát hiện tác dụng phụ của thuốc thì phải làm sao?
Nếu bạn trả lời đúng thì được điểm, sai thì không điểm, mà sai nặng hơn thì bị điểm trừ. Còn nếu câu trả lời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân thì không những bị điểm trừ, bạn còn được tặng thêm cái hình đầu lâu ☠ … kế bên câu trả lời và phải làm lại bài để nộp phạt.
Ngủ, học, và chơi. Chọn 2 trong 3
Trong 2 năm cuối, chương trình của trường mình chạy liên tục không nghỉ, cứ 3 tuần là kiểm tra giữa học kì, 6 tuần là kiểm tra cuối kì. 4 lớp song song như vậy trong vòng 2 năm, không có nghỉ hè. Mỗi bài kiểm tra đều chồng chất kiến thức đã học, nghĩa là giáo viên có quyền ra 15% trong đề có bao gồm kiến thức đã học từ trước đến giờ. Lại còn thực hành, làm nhóm project. Trong suốt thời gian đó, cuối tuần mình vẫn đi làm thêm ở bệnh viện như một số bạn cùng lớp khác, sau giờ lên lớp thì tham gia các hoạt động ngoại khóa tổ chức sự kiện. Một sư huynh lớp trên từng bảo làm sinh viên dược thì bạn có 3 thứ: ngủ, học, và chơi. Chỉ được chọn 2 trong 3, nên thường chả ai chọn ngủ. Mình toàn ngủ ngắn hạn 15-30 phút gục đầu xuống bàn trong thư viện rồi dậy học tiếp.
Vì những kinh nghiệm như thế này mà sinh viên ở Mỹ được rèn luyện tính năng động, làm việc giờ giấc hiệu quả chứ không lề rề chậm chạp. Một kĩ năng quan trọng ai cũng cần là quản lý thời gian (time management) và sắp xếp công việc theo quyền ưu tiên (prioritization). Mặc dù sinh viên dược là mọt sách như thế, nhưng ai cũng năng động hết học lại chơi, hết thi thì ra bar đàn đúm một đêm để ngày mai lại chui vào thư viện tiếp.
Học, học nữa, học mãi
Sau khi tốt nghiệp, tân dược sĩ phải thi lấy giấy phép hành nghề (practicing license) nếu muốn đi làm. Bạn phải vượt qua 2 kì thi khác nhau là thi luật (Multistate Pharmacy Jurisprudence Examination hay MPJE) và thi kiến thức (The North American Pharmacist Licensure Examination hay NAPLEX). Một số tiểu bang khác như California thì lại có kì thi khác, hoặc New York thì phải thi thêm compounding (kiểu như bào chế). Đóng tiền lệ phí thi không đã hết cả nghìn đô. Để được phép thi, bạn phải bảo đảm là đã hoàn thành hơn 1000 giờ thực tập (mỗi bang mỗi khác). Thi hoàn toàn bằng máy vi tính, thi kiến thức có 180 câu hỏi trong vòng khoảng 4 tiếng. Mình trả lời đúng thì câu hỏi càng ngày càng khó lên, còn trả lời sai hoài thì sẽ dễ đi. Nhưng mà những câu dễ thì lại ít điểm hơn nhưng câu khó.
Sau khi lấy bằng và đi làm, cứ 2 năm thì giấy phép hành nghề sẽ hết hạn. Và trong vòng 2 năm đó bạn phải đi học thêm 15-20 tín chỉ (continuing education hay CE) mỗi năm (có thể học trên mạng kèm theo dự các chương trình hội thảo). 2 trong số các tín chỉ đó phải về luật pháp trong ngành dược. Quy định này thay đổi tùy theo tiểu bang, nhưng nói nhìn chung đa số giống giống nhau. Vì điều lệ khắt khe như vậy nên làm dược sĩ, bác sĩ, hay các ngành health profession khác là một vinh dự và được mọi người nể trọng.
Và vì cuộc hành trình dài và vất vả nên các bạn trẻ cố gắng quyết định chính xác và quyết tâm trước khi theo đuổi. Dạo này PharmD cũng hot ở cộng đồng du học Hàn Quốc, có nhiều bạn Hàn Quốc học chung trường với mình vì bố mẹ mà chọn ngành này, trong khi đi học thì chán và chẳng vui vẻ yêu thích gì. Bố mẹ cũng nên suy nghĩ kĩ xem con cái có yêu thích ngành học hay không, đề phòng phí thời gian của con trẻ và dễ bỏ dở giữa chừng.
Nguồn bài viết từ The Tiny Pharmacist
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec