Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1001
Nói thì nghe nó hơi cơ hội, nhưng “mô hình” này là động lực cực mạnh cho sự tăng trưởng của ngành dược, từ sản xuất đến kinh doanh nhưng nếu không có sự điều phối đủ tốt của cơ quan quản lý, moi thứ có thể sẽ rất tồi tệ:
(1) Chi phí giá thành tăng cao do phụ thuộc vào 1 số nguồn cung độc quyền – đặc biệt là thuốc brand.
(2) Thất bại điều trị tăng lên do chất lượng thuốc G không đảm bảo
(3) Chi phí vẫn tăng mà vẫn thất bại điều trị - đây gọi là thảm họa!
Nhưng cứ tích cực lên đã, trừ một số thành phần làm tất cả vì tiền ra thì cũng còn nhiều người làm vì chữ tâm. Chỉ cần những chữ TÂM này vẫn còn, thì những hậu quả trên khó lòng mà xảy ra được. Và thú thật, không ai muốn thảm họa xảy ra cả!
[…] Trước tiên, mình đưa ra một số thống kê nho nhỏ:
- Bệnh không lây nhiễm chiếm ~70% gánh nặng bệnh tật ở VN và chiếm tới 77% tỉ lệ tử vong toàn quốc
- Năm 2015 có khoảng 56% bệnh nhân tăng huyết áp và 69% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán (Hình như báo cáo 2018 con số này còn cao hơn :~)
- Top 10 nhóm thuốc tiêu thụ mạnh nhất chiếm ~30% chi tiêu dược phẩm bao gồm:
+ Cephalosprin: Kháng sinh nhóm Cepha (khoảng 1000 sp, ~ 7.9% thị phần)
+ Anti-ulcerants: Thuốc chống loét và tổn thương đường tiêu hóa (khoảng 600 sp, ~4.0% thị phần)
+ Broad spectrum penicillins: Kháng sinh Penicillins phổ rộng (Khoảng 200 sp, ~3.5 % thị phần)
+ Analgesics: Thuốc giảm đau (450sp, ~ 2.5% thị phần)
+ Fluoroquinolones: Kháng sinh nhóm Quinolon (300 sp, ~2.3% thị phần)
+ Other betalactam: Kháng sinh Betalactam khác (37 sp, ~2% thị phần)
+ cerebral and peripheral vasotherapeutics: Thuốc liên quan đến mạch máu não và ngoại vi
+ Cholesterol and triglyceride preparation: Thuốc điều hòa “mỡ” máu
+ Mineral supplyment and Calcium: Khoáng chất bổ sung và calci
+ Hepatic protector, lipotropic: Thuốc “bảo vệ” gan.
- 3 Brand đứng đầu về thị phần năm 2017 là Tienam, Augmentin và Meronem @.@ với lần lượt 600, 520 và 480 tỷ. Đều là kháng sinh! Ngoài ra top 10 brand còn gọi tên 2 thuốc ung thư và 2 thuốc tiểu đường!
- Khoảng 75% giá trị thuốc nằm ở nhóm “kê đơn” - tuy nhiên thống kê này chỉ có ý nghĩa trên giấy, vì VN mua thuốc kê đơn không cần đơn. Trong đó đa phần là nhập khẩu, chỉ có khoảng 41% generic được tự sản xuất trong nước và một số ít biệt dược (brand) được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia tại VN.
- Xu hướng được dự đoán về sử dụng thuốc đến khoảng 2022 không có sự thay đổi nhiều ở top 10, trừ việc xuất hiện thêm thuốc liên quan đến chuyển hóa – Drugs used in diabetes.
[…] Với tình trạng như này, bỏ qua các vấn đề gián tiếp, thì riêng mảng sản xuất dược phẩm ở VN đã có quá nhiều điều nên làm, cần làm và phải làm! Mà đầu tiên phải kể đến là cải thiện chất lượng đầu ra của các sản phẩm Generic và tập trung phát triển thuốc có chứng minh tương đương sinh học.
Tuy nhiên, với thống kê chỉ có trung bình <5% doanh thu được tái sử dụng cho hoạt động nghiên cứu – tối ưu sản xuất và khoảng <2% đầu tư nghiên cứu mới thì thật buồn thay L
[…] Từ lúc đi làm đến giờ, được tiếp xúc với nhiều quản lý, nhiều sếp. trong lời nói luôn toát lên khí thế về sự đầu tư, sự phát triển, về những dự định đưa tổ đội, công ty vươn lên nhưng lời nói mà, chả cần gió nó cũng bay. Chỉ đến khi bắt đầu làm thực sự, bài toán về chi phí đầu tư, chi phí hàng năm, tốc độ và tỉ lệ khấu hao nó hiện ra trên trang tính thì mới vỡ ra là hơi quá lời =)). Không như kinh doanh, bỏ vốn, chờ công nợ 1-2 năm là có thể thu lại. Đầu tư cho nghiên cứu – sản xuất là 1 cuộc đầu tư dài hơi, trường kì và bạn có thể tử nạn bất kỳ lúc nào. Chính điều này cộng thêm sự biến động nhanh chóng về chính sách quản lý làm cho các doanh nghiệp “chùn” chân không dám mạnh tay, nhưng cũng không thể không kể đến “sự thỏa mãn” của những cây cổ thụ trong ngành.
[…] Chi phí xây dựng mới hoàn toàn 1 nhà máy GMP-WHO (1 dây chuyền phổ thông) khoảng 20 tỉ, đó là phần cứng! Chưa kể đến các chi phí mềm gồm: lương lậu, hư hao vật tư, tiền A, tiền B, …. Rồi đợi 6-12 tháng để có được số visa – công thức – quy trình để thành phẩm xuất hiện trên thị trường. Nếu là bạn? có sẵn 20 tỉ trong tay, bạn sẽ làm gì??
Chưa kể nếu muốn có những sản phẩm mới trong tay công ty sẽ phải đầu tư cho phần “chất xám” trong thời gian dài hơi hơn, kèm theo đó là những cơ sở vật chất tốn kém hơn!
[…] Cũng như đông dược, tân dược ở VN cũng phụ thuộc vào các nguồn cung từ bên ngoài, gần như toàn bộ dược chất (API) của VN là nhập khẩu, thị trường ưa chuộng nhất là China, sau là India, số ít hơn ở Korea, Asian, và rất ít ở EU. Bài toán của thuốc tân dược chủ yếu là quá trình bào chế - sản xuất - ổn định quy trình, không phức tạp như đông dược! Nhưng lại không có sự đầu tư cho R&D để giải quyết bài toán đó, nên mới thấy rằng là uống Panadol thì hạ sốt, sao uống Paracetamol thì lại ko ạ :(. Chi tiết đến các vấn đề R&D thì vô vàn, vô cùng, mỗi người chỉ là 1 phần nhỏ trong đại dương học thuật và công nghệ thôi.
[…] Bài toán đầu tư và khấu hao với R&D có lẽ là bài toàn khó khăn nhất cho mọi doanh nghiệp, nếu đầu tư cơ bản thì chỉ giải quyết được các vấn đề tồn đọng, đi theo con đường cơ bản, khó để tạo ra sự phát triển. Nhưng nếu đầu tư bài bản tạo ra giá trị cao thì quá tốn kém và rủi ro cao. Hình dung việc, mua 1 đống máy móc hiện đại về để thử nghiệm sản phẩm, đến khi sản phẩm hoàn thiện thì thị trường đã có sản phẩm thay thế hoặc nếu đen ra thì không hoàn thiện được sản phẩm, chưa kể nếu sản phẩm đó thuộc nhóm mới hoàn toàn về công nghệ sản xuất, sẽ phải đầu tư thêm cả 1 hệ thống sản xuất đi kèm, chi phí nhân lên, chưa thành công thì đã được ghi công rồi @@
[…] Ở các nước ngang mình hoặc hơn mình chút ít thì họ dùng bài toàn:
+ Kêu gọi đầu tư để tiếp thu công nghệ
+ Hình thành liên kết giữa Viện/TT nghiên cứu – Trường đào tạo – Doanh Nghiệp
Việt Nam mình đang đi theo hướng số 1, khi liên tục có các hiệp định, các vụ M&A diễn ra trong vài năm qua. Chưa rõ kết quả của M&A này sẽ đi đến đâu, thời gian sẽ trả lời nhưng những tín hiệu đáp lại đang là khả quan.
Phương hướng 2 ở Việt Nam cũng bắt đầu manh nha hình thành, nhưng quá sơ khai và chưa có nhiều kết quả thực tế.
Ở bài sau mình chia sẻ thêm về 2 hướng này nhé!
Nguồn: RiverDkh
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec