GÓC NHÌN VỀ NGÀNH DƯỢC ( PART 3)

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

05/12/2019 00:05

1055

Con đường nào để các công ty phát triển thành công với đông dược?

Khác với tân dược, với sản xuất thuốc đông dược chúng ta có thể đi từ “gốc” từ nguyên vật liệu thô sơ và cơ bản nhất là GIỐNG.

GIỐNG --- DƯỢC LIỆU/ VÙNG DƯỢC LIỆU --- DƯỢC LIỆU CHẾ/CAO/ CHẤT CHIẾT --- THÀNH PHẨM

Thế nên quá trình sản xuất sẽ kéo dài ra rất nhiều, các doanh nghiệp có quyền lựa chọn phân đoạn quy trình dựa vào tiềm lực của bản thân mình.

Vấn đề khó nhất theo cảm nhận là giai đoạn từ GIỐNG – DƯỢC LIỆU/ VÙNG DƯỢC LIỆU, vì nó không đơn thuần phụ thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến quản lý, đến vùng, đến ..... và đến…. =)) nên mặc dù thiếu, rất thiếu cũng không nhiều doanh nghiệp lựa chọn phân đoạn này. Mặt khác, các nguồn thay thế hiện tại tương đối sẵn và chưa “được” quản lý khắt khe nên vẫn có thể dùng để giải quyết các vấn đề tương lai gần.

..Hai phân đoạn sau DƯỢC LIỆU/ VÙNG DƯỢC LIỆU --- DƯỢC LIỆU CHẾ/CAO/ CHẤT CHIẾT có vẻ đông vui hơn nhiều khi doanh nghiệp có quyền quyết định lớn hơn và tự chủ nhiều hơn về mặt công nghệ, thời gian. Nhưng các vướng mắc về mặt đầu ra bởi nhiều lý do, trong đó có 2 lý do chính là (1) yêu cầu/thời gian xin Visa quá dài và (2) yêu cầu đầu ra của các đơn vị “khách hàng” quá khác biệt do chưa có đầy đủ quy chuẩn chung/ riêng cho từng loại dược liệu, từng sản phẩm đầu ra.

Vấn đề (1), nếu doanh nghiệp khép kín quy trình từ dược liệu --- thành phẩm là các dạng bào chế như viên/bột/cốm/siro,… thì sẽ không phải xin số visa cho dạng bán thành phẩm như: cao dược liệu, dược liệu chế,.... mà tích hợp luôn vào số visa của thành phẩm luôn. Cái này cũng dễ hiểu, vì quy số visa là mã số tham chiếu của sản phẩm thương mại có tính mua bán/ hiện hữu để giao dịch thì các dạng trung gian kia doanh nghiệp “tự cung – tự cấp” nên không cần phải công bố giấy tờ hoặc có thể chủ động xử lý bán thành phẩm ở các khâu trước để tạo được sản phẩm đích mong muốn.

Vấn đề (2), do các quan điểm về Y Lý/ sản phẩm tham chiếu khác nhau, nên có thể dùng một dược liệu nhưng đầu ra có thể là những chiết xuất/ cao khác biệt khá nhiều. Ví dụ như Đan Sâm, nếu chiết bằng dung môi A sẽ thu được tanshinone. Nhưng nếu sử dụng dung môi B sẽ thu được Danshenshu, và tùy vào sản phẩm hay mục tiêu đầu ra sẽ yêu cầu chất chiết khác nhau. Nghĩa là cùng dược liệu Đan Sâm, công ty sẽ phải xin 2 số visa cho 2 cao chiết có quy trình khá khác biệt. Vừa tốn tgian, vừa tốn kinh phí. Chưa kể đến là có thể đó là 2 mô hình chiết xuất khác nhau về nguyên lý dẫn đến yêu cầu đầu tư kinh khủng!!!!

Thậm trí như hỗn hợp cao Đinh Lăng và Bạch Quả nổi tiếng trong Hoạt Huyết Dưỡng Não cũng có thể có phương án nấu cao chung 1 lần hoặc nấu 2 cao đơn phần và phối trộn sau…

Do đó, đa phần các doanh nghiệp ở mảng này sẽ cố để làm nốt phân đoạn còn lại hoặc chỉ lựa chọn những loại cao chiết có tính phổ thông/ nhu cầu lớn để phát triển. Giống kiểu “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ toàn để người đẹp trai (anh hàng xóm)” =)). Có một số lượng doanh nghiệp đang đầu tư ở phân khúc này, điển hình là OPC, BV pharma, Phúc Hưng,… tuy nhiên chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của thị trường và yêu cầu “khác biệt” của khách hàng là các doanh nghiệp ở phân đoạn sau.

…Phân đoạn cuối cùng khá giống với thuốc tân dược, khi chỉ tập trung vào xử lý vấn đề liên quan đến bào chế từ nguyên liệu đầu vào đa phần là cao dược liệu có thể đơn thành phần hoặc hỗn hợp. Và đa số các doanh nghiệp đông dược hiện đại ở Việt Nam đang theo hướng này. Ở phân đoạn này, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về vật liệu đầu vào, có thể kí hợp đồng chiến lược với các doanh nghiệp chuyên môn ở phân đoạn trước hình thành các liên minh và cùng nhau phát triển hay đơn giản hơn là mua nguyên liệu theo quy chuẩn ở các đối tác trong và ngoài nước. Rủi ro ở phân đoạn này nếu có là sai số ở nguyên liệu đầu vào đôi khi quá lớn dẫn đến sự biến động mạnh trong quy trình/ định mức sản xuất và sự ổn định của thành phẩm. Và sự phụ thuộc vào nhà cung cấp nguyên liệu làm cho các kế hoạch sản xuất – kinh doanh đôi khi bị thay đổi không đáng có.

[…] Thực tế mình cảm nhận thì dù có lựa chọn phân đoạn nào đi chăng nữa, thì cũng sẽ có khó khăn và những vấn đề riêng. Quan trọng là các nguồn lực nội tại và bên ngoài để giải quyết các khó khăn đó/ vấn đề đó. Thị trường thuốc đông dược nói riêng và các sản phẩm từ dược liệu đang rất sôi động, nhiều cơ hội và con đường để phát triển. Cá nhân mình luôn đánh giá cao những người lựa chọn con đường khó khăn này, nhưng chỉ thật sự phục họ với cái TÂM đủ lớn, để vượt qua những góc khuất cám giỗ về giá trị kinh tế và hướng đến giá trị thật sự. Vẫn mong đến một ngày nào đó, ghé vào hiệu thuốc thay vì phải mua Bromhexin/ Ambrxol cho thằng nhóc ho đờm thì có thể tự tin mua một loại siro thảo dược nào đó!!!!!

[…] Nói thì dễ, những điều trên có thể là ai cũng biết rồi, ai cũng thấy rồi, quan trọng là giải pháp và thực hiện giải pháp như nào? Mình nghĩ có lẽ là phương án “Đi tắt đón đầu”!

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã phát triển thành công nhiều sản phẩm trong chuỗi giá trị của dược liệu, nếu tận dụng được các thành tựu này, áp dụng về Việt Nam thì có lẽ sẽ là một bước tiến khá lớn. Một số doanh nghiệp lớn đã có những bước đi để có thể hiện thức hóa điều này, có thể cái giá phải trả sẽ khá lớn nhưng dám làm đã làm thành công rồi.

Taisho Nhật Bản đầu tư vào DHG, định hướng phát triển thành 1 công ty có cơ cấu sản xuất bao quát (như các doanh nghiệp dược của Nhật) – tham gia vào tất cả các mảng của hệ thống chăm sóc sức khỏe: thuốc kê đơn, không kê đơn, sản phẩm bổ sung, chăm sóc cơ bản, dinh dưỡng, … và cũng mang vào đó một loạt các công nghệ về các sản phẩm dược liệu, đặc biệt ở mảng sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như nước uống, đồ ăn dinh dưỡng.

Daewoong pharmaceutical cuả Hàn Quốc đầu tư vào Traphaco, đem theo đó là các công nghệ mới về các chế phẩm dược liệu như Lên men/ Enzym, Lysosome,… Những công nghệ mang tính đột phát ở HQ. Mối lương duyên Việt-Hàn đã thành công ở nhiều lĩnh vực, hi vọng Dược Phẩm là lĩnh vực tiếp theo.

Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ công ty mẹ của Anh, BV pharma đầu từ hoàn thiện dây chuyền chuất xuất dược liệu bằng dung môi hữu cơ, với hệ thống sấy phun sương có thể đảm bảo được nguồn cung một số loại cao dược liệu mà trước này chúng ta buộc phải mua ngoài.

Liên doanh dược phẩm Việt-Trung, giờ là VCP được thừa hưởng sự tư vấn và kinh nghiệm từ thị trường có bề dày lớn nhất về đông dược, có thể sẽ vươn lên và dẫn dắt thị trường sản phẩm từ dược liệu và Việt Nam. Sự đầu tư của 1 tập đoàn lớn nhất nhì ngành Dược TQ - Sinopharm là lợi thế cực lớn của VCP. Vấn đề quan trong là sự sẵn sàng chia sẻ của TQ và sự sẵn sàng hấp thu-phát triển của VN như thế nào?

CVI – ngôi sao mới nổi của thị trường dược phẩm vài năm gần đây vừa khánh thành nhà máy dược phẩm – nhà máy đầu tiên và duy nhất của ngành dược hiện nay vào được khu Công nghệ cao Hòa Lạc, dưới sự đầu tư của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước; với slogan Nâng Tầm Thảo Dược Việt, hoàn toàn có thể hi vọng sự đầu tư mạnh mẽ này sẽ đem lại những giá trị thực tiễn trong tương lai gần.

Nhiều Doanh nghiệp khác cũng đang tranh thủ sự đầu tư từ bên ngoài để rút ngắn thời gian và quãng đường đạt đến sự hoàn thiện của các sản phẩm từ dược liệu. Cơ sở vật chất có – Tiềm lực kinh tế có – Thị trường có, Chỉ còn thiếu 1 cơ chế công bằng và nguồn nhân lực giầu sức chiến đấu Dược liệu sẽ đúng là mảng khẳng định được thương hiệu dược phẩm Việt Nam trên thế giới!

- RiverDkh -

------------------------
PART 4 TIẾP TỤC Ở PHẦN SAU...
Các bạn muốn xem CÁC PHẦN TRƯỚC  thì vào link dưới đây nhé ^^ :
- Part1 : https://pharmalink.vn/goc-nhin-ve-nganh-duoc--part-1--nd741.html
- Part 2: https://pharmalink.vn/-goc-nhin-ve-nganh-duoc--part-2--nd749.html

 

Tags

Tin liên quan