Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1549
Ở VN, Đông dược đang phát triển và nhận được nhiều sự kỳ vọng từ các công ty dược. Số lượng các đơn vị sản xuất và phân phối tham gia vào mảng sản phẩm này gia tăng khá nhanh chóng trong 5 năm qua. Cơ chế quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của sản phẩm và thị trường, vô tình làm phát sinh nhiều vấn đề. Những ai nhạy bén có thể nhanh chóng đưa mình và công ty vươn lên, nhanh chóng tách khỏi nhóm đang loay hoay.
[…] Có rất nhiều lý do để các sản phẩm thuốc Đông dược ở VN có thể phát triển, một trong số đó là niềm tin của người dùng khi họ “sợ” thuốc tân dược và tâm lý hướng đến “Organic”, “Nature”,… đã giúp các doanh nghiệp giải được bài toán đầu ra. Mặt khác với lịch sử phát triển lâu đời của việc chữa bệnh bằng cây cỏ, cha ông ta đã để lại một kho tàng đồ sộ về kiến thức, thực tiễn để thế hệ sau này có thể khai phá, phát triển.
[…] Doanh nghiệp được coi là hình mẫu mỗi khi nhắc đến thuốc Đông dược ở Việt Nam là Traphaco, sau đó có thể kể đến là OPV, OPC, Sao Thái Dương, Forifarm, Nam Hà, Nam Dược, Hoa Linh,… mỗi công ty có một đặc điểm, một chiến lược phát triển riêng. Điểm khác biệt nhất trong chiến lược đó là độ CHỊU CHI cho nghiên cứu phát triển sản phẩm (RD). Và theo quan điểm cá nhân, công ty càng chịu chi ở mảng này, thì càng thành công!
Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, vì nhiều lý do chủ quan, khách quan mạch thành công của các doanh nghiệp thường không kéo dài hoặc hay bị đứt đoạn. Traphaco sau thành công với Hoạt Huyết Dưỡng Não, Boganic thì chưa có sản phẩm nào làm được điều tương tự? Forifarm có nhiều sản phẩm nhưng chỉ Sâm Nhung Bổ Thận Tw3 được phổ biến rộng rãi phần nhiều lại nhờ vào quảng cáo?.... Nói thế để thấy rằng, dù tiềm năng to lớn nhưng không dễ dàng gì khai thác được, bằng chứng là số lượng các sản phẩm là THUỐC đông dược ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, hiệu quả điều trị vẫn còn chưa cao.
[…] Nói đi thì cũng phải nói lại, điều kiện đủ là thị trường luôn sẵn lòng tiếp nhận thì điều kiện cần là năng lực sản xuất, cung ứng và quản lý chưa đủ tốt.
(*) – Xét về mặt quản lý, không như thuốc tân dược, đông dược đang chưa có một hệ thống quản lý đủ ổn định, đủ tốt để doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư và phát triển. Dĩ nhiên cần có thời gian, thực tiễn để hoàn thiện hệ thống này, nhưng nó cần phải nhanh hơn, quyết liệt hơn nữa!
(*) – Xét về năng lực sản xuất/ cung ứng: Nói thì buồn, nhưng được coi là quốc gia có lịch sử lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc nhưng mọi thứ với chúng ta hiện tại vẫn đang ở mức sơ khai đơn sơ nhất!
Để có một thành phẩm thuốc Đông dược, về cơ bản chúng ta cần có 3 thứ
– Y lý: Hiểu đơn giản là lý luận y học cổ truyền và/ hoặc bài thuốc gốc
– Nguyên vật liệu đầu vào: Chính là dược liệu
– Công nghệ chiết xuất/ bào chế
Và phần nào chúng ta cũng yếu, cũng thiếu cả!
(1) Về Y lý: Một người thầy từng nói với tôi rằng, Y lý dược Dược Cổ Truyền nước mình còn nhiếu cái chưa được nhất quán, chưa có căn cứ chung phù hợp cho đại đa số. Quả thực, đến hiện nay vẫn có ít nhất 2 hướng tư duy về việc phát triển các sản phẩm đông dược là: Phải giữ nguyên thành phần, lượng như bài thuốc chỉ tiến hành chế biến sơ bộ (nấu cao) đưa vào thành phẩm HOẶC là Nên làm giầu một số thành phầm hoạt chất có tác dụng rồi mới đưa vào thành phẩm.
Xét về mặt thực tiễn thì cả 2 hướng này đều có căn cứ và đều có thực tiễn chứng minh cả. Không thể phủ định bất cứ cái nào, nhưng cũng khó để dung hòa được cả 2.
Hiển nhiên nếu nhắc đến thuốc Đông dược, tham chiếu đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến là nước bạn, họ có một lịch sử về sử dụng cây cỏ được ghi chép lại còn lâu đời hơn cả chúng ta. Và nền công nghiệp sản xuất Đông dược có họ có thể coi là tân tiến bậc nhất hiện nay khi đã có thể tạo ra chế phẩm thuốc tiêm từ dược liệu hoặc có các sản phẩm từ dược liệu có đủ dữ liệu lâm sàng. Và họ vẫn chấp nhận cả 2 hướng đi trên, nhưng có những quy định rất cụ thể về từng trường hợp, và ưu ái cho việc giữu nguyên bài thuốc gốc hơn. Cũng theo trường hợp này, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có quan điểm khá tương đồng, tuy nhiên họ ưu ái việc làm giầu hoạt chất và xử lý chi tiết dược liệu hơn là việc giữ nguyên bản bài thuốc.
Ở một khu vực phát triển khác là Châu Âu, cơ quan Dược phẩm Châu Âu – EMA lại có suy nghĩ hơi khác, khi họ quy định chi tiết đến từng loại dược liệu, phương pháp xử lý và dạng bào chế được chấp nhận làm thuốc. Khá là khắt khe và hầu như không có chấp thuận cho việc “nấu cao hỗn hợp” thành thuốc. Điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ, Canada.
Xét về hệ thống phân loại và định hình các sản phẩm ở mặt này, Úc và Ấn Độ tỏ ra linh động hơn tất cả khi họ chấp thuận gần như tất cả vào 1 nhóm lớn và chia nhỏ chúng thành các phân nhóm khác nhau.
(2) Về nguyên liệu đầu vào: Cái này mới là thực tại đáng buồn. Việt Nam gần như không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm nhóm Đông Dược. Ngay như việc định danh dược liệu theo chuẩn cũng chưa hoàn thiện đầy đủ, chưa nói đến việc chuẩn hóa dược liệu về hình thái hay về định tính bằng kĩ thuật “dấu vân tay” dược liệu.
Số lượng và thông số dược liệu của Việt Nam được quy định trong Dược điển Việt Nam V khá là hạn chế nếu đem so với Dược điển Châu Âu (EP) và không đáng gì nếu so với Dược điển Trung Quốc (CP).
Chúng ta cũng có những dự án, những chính sách để phát triển vùng dược liệu nhưng vẫn còn thiếu hiệu quả, do chưa gắn với thực tiễn, chưa được đầu tư đúng cách và chưa có chiến lược bài bản đủ dài. Đa phần mạnh ai thì người đấy làm. Một người đầy tâm huyết với việc phát triển dược liệu là Thầy Trần Văn Ơn, lặn lội khắp các vùng để cùng người dân phát triển các dược liệu đặc thù từng vùng, vừa có thể tạo ra giá trị kinh tế trực tiếp cho người dân, vừa có thể tạo ra nền móng để tương lai có thể phát triển các vùng dược liệu lớn hơn, với hi vọng đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường. Có lẽ cần nhiều hơn những người như thầy, những doanh nghiệp có đủ tâm như thầy thì vấn đề mới có cơ hội để giải quyết.
Nguồn nguyên liệu hiện nay chủ yếu dược nhập khẩu từ TQ, số ít từ Ấn Độ hoặc các nước Đông Nam Á và vấn đề chất lượng đầu vào thực sự làm đau đầu bất cứ doanh nghiệp nào. Khi không đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào, thì đúng là chả doanh nghiệp nào dám nghĩ lớn, làm lớn cả.
(3) Về công nghệ, hãy thẳng thắn với nhau rằng trình độ công nghệ của chúng ta với dược liệu/ sản xuất thuốc từ dược liệu còn rất kém!
Trước tiên hãy nhìn vào mảng liên quan trực tiếp đến sản xuất là chiết xuất/ chế biến dược liệu, thì hầu hết các dây chuyền công nghiệp chúng ta đang có đều sở hữu mô hình chiết xuất với dung môi nước và cô đặc bằng hệ thống sấy viba hoặc hệ thống cô đặc tuần hoàn với công suất khoảng 2000 – 10000 lít/ mẻ. Nếu theo hướng giữ nguyên bài thuốc thì hệ thống này là phù hợp. Nhưng nếu theo hướng làm giàu hoạt chất thì lại không còn phù hợp nữa.
Tôi có may mắn được làm việc với một số chuyên gia nước bạn và cũng có dịp thăm thú về vấn đề chiết xuất dược liệu, họ bảo rằng hệ thống chiết xuất bằng nước và sấy viba ở nước họ chỉ phục vụ quy mô nhỏ cho các phòng lab thôi, trên thực tiễn hệ thống chiết xuất phổ thông nhất của họ là sử dụng Ethanol hoặc hỗn hợp Ethanol: nước và sấy phun sương. Tiếp đến là hệ thống chiết siêu âm và với các sản phẩm cần độ tinh khiết lớn để có thể pha chế thuốc tiêm, nhỏ mặt họ dùng hệ thống chiết siêu tới hạn. Họ đã nâng cấp được gần như mọi phương pháp khả dụng lên quy mô công nghiệp.
Cũng đã đi thăm thú nhiều nhà máy ở Việt Nam, cái mừng là những doanh nghiệp lớn công nghệ có thể chưa thật sự tốt nhưng sự chuẩn mực là điều họ luôn duy trì và kiểm soát tốt, từ những khâu như sơ chế dược liệu, nguồn nước sử dụng, đến các thông số kĩ thuật,…. Nhưng điều đáng buồn là số lượng doanh nghiệp như thế ít lắm! Còn vì sao thì vì muôn vàn lý do.
Còn nếu tính rộng ra đến công nghệ nuôi trồng và thu hái dược liệu thì hình như chúng ta chưa có :( Vì chưa có một vùng dược liệu nào đủ lớn để áp dụng công nghệ cả@@!
[…] Khó khăn nhiều như vậy, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn kiên định với sứ mệnh phát triển thuốc Đông dược Việt Nam là một điều đáng trân quý. Và cá nhân mình tin chỉ cần có một cơ chế quản lý công bằng, với động lực và tiềm lực hiện có, nhiều doanh nghiệp Dược Việt Nam có thể khẳng định Đông Dược Việt Nam không hề thua kém bất kỳ ai cả. Và điều quan trọng là có thể tạo ra những sản phẩm thật sự giá trị cho người dùng, không chỉ trong điều trị mà còn trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác!
[…] Mình chỉ nói về thuốc thôi, các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh xin phép được đề cập ở một bài khác nhé!
Nguồn : RiverDkh
---------------------
Hãy cùng theo dõi những bài chia sẻ nghề nghiệp sắp tới nhé!
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec