Góc nhìn ngành Dược (Part 5)

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

17/12/2019 00:07

993

Sản xuất dược phẩm ở VN vẫn còn đang ở giai đoạn trung bình, lý do tại sao thì rất nhiều nhưng tổng thể thì nước ta cũng đang trung bình, nên không thể yêu cầu ở 1 ngành nhiều đặc thù như y-dược vươn lên khỏi trung bình được, mặc dù rất nhiều doanh nghiệp đang khao khát điều đó! Và cũng đã có những bước đi để hiện thực điều đó.
 (Ảnh mang tính minh họa )

[…] Kêu gọi đầu tư hoặc M&A để tăng tiềm lực kinh tế và “hấp thu” tinh hoa công nghệ - chất xám!

Hiện tượng này đang khá rầm rộ, vài năm trở lại đây có nhiều thương vụ đình đám, chắc mọi người nghe cũng nhiều:

» Taisho (Nhật) / Dược Hậu Giang

» Deawoong & nhà đầu tư Hàn / Trapharco

» Abbott (Mỹ) / Glomed & Domesco

» Stada (Đức) / Pymepharco

» Ademed (Balan) / Davipharm

» JW (Hàn Quốc) / Euvipharm

» FIT / Dược Cửu Long

Ngoài ra còn 1 số hạng mục đầu tư lớn của Big pharma vào Việt Nam

» Pfizer chuyển giao công nghệ thuốc phát minh cho Medochemie (4 thuốc tiêm vô trùng và 7 viên nén). Dự kiến sẽ còn nữa đấy :v

» Astrazeneca đầu tư 5.000 tỷ vào VN trong giai đoạn 2020 – 2024. Chưa có công bố chính xác về dự án sản xuất, nhưng chỉ vài % con số trên thôi là đủ để làm đc gì đó rồi =))

» Sanofi tái cấu trúc toàn bộ 4 nhà máy hiện có tại VN và trở thành công ty dược đa quốc gia đầu tiên được nhập khẩu thuốc trực tiếp vào VN. Nhìn cái nhà máy ở Q9 đẹp mê hồn các cụ ạ 

» Abbott đầu tư nâng cấp cơ sở Glomed thành nhà máy GMP-EU.

Một thị trường được dự đoán là có chỉ số tăng trưởng tốt, mô hình bệnh tật “phong phú và đa dạng”, mua bán “ít được quản lý” thì đúng là quá mầu mỡ để đầu tư rồi!

Sự đầu tư – Mua bán này có thể đem lại làn gió tích cực cho sản xuất dược phẩm ở Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào thái độ của cả 2 bên: nhà đầu tư và người nhận đầu tư, cũng như cơ chế quản lý. Ở phương diện tích cực nhất chúng ta sẽ được tiếp xúc với quy trình làm việc chuẩn hóa, cách xây dựng hệ thống làm việc, hệ thống quản lý chuẩn để hội nhập, tiếp xúc với những công nghệ tân tiến và những quy chuẩn cao về sản xuất, và những giá trị “xám” lâu dài.

Nhưng ở mặt tiêu cực nhất, chúng ta sẽ mất tất cả :v từ thị trường, đến công ăn việc làm, đến sự tự chủ về dược phẩm,… (tiêu cực tí thế chứ ko xảy ra được đâu :D).

Muốn tận dụng được quá trình đầu tư này thì “nguồn nhân lực” phải sẵn sàng để hấp thu được những điều mới mẻ, thú vị và vận được vào thực tiến. Nghĩa là nhân sự phải có nền tảng nhất định, sự chuẩn bị cụ thể về nhiều mặt. Vấn đề này thì mình khá tự tin là Ngành Dược thừa nhân lực ở cấp độ tốt để làm được điều này, chỉ hơi lo lắng 1 chút là mảng nhân sự này “đang già hóa” và “ít có sự thay thế”… Nhưng đó là việc của tương lai, nếu đã nhìn đến tương lai, tốt nhất hãy hi vọng :D

Nhiều doanh nghiệp cũng đang tính đến phương án này, có thể là kêu gọi đầu tư phát triển dự án mới hoặc M&A hoặc các kiểu hoặc :v. Tương lai gần có lẽ nó là xu thế tất yếu!

[…] Một hướng đi cũng đang dần xuất hiện ở thị trường dược phẩm Việt Nam: Hình thành liên kết giữa Viện/TT nghiên cứu – Trường đào tạo – Doanh Nghiệp.

Đây được coi là yếu tố tất yếu của các nước có nền dược phẩm phát triển như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ,… Mối liên kết này thường rất mạnh mẽ, bằng chứng là nhiều “brand” xuất hiện trên thị trường là từ những công trình nghiên cứu của các Viện/ Trung tâm. Số lượng Viện/trung tâm ở các quốc gia này thường khá lớn, đầu tư bài bản và tạo ra giá trị khoa học rất cao.

Còn ở Việt Nam?

- Các trường đào tạo thì có rồi, cả công lập, cả dân lập. Số lượng các trường đào tạo dược sĩ có lẽ lên đến 20 rồi ấy, nhưng số nhân lực từ đó phục vụ cho sản xuất còn quá hạn chế! Và nguồn nhân lực giá trị cao vẫn đang chỉ tập trung ở một số đơn vị.

- Doanh nghiệp cũng có, có rất nhiều. Số cơ sở sản xuất dược phẩm ở VN đạt chuẩn hiện này là 242 (GMP-WHO), tính theo số liệu đến t6/2019. Chưa kể đến cơ sản sản xuất dược phẩm thú y, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… con số có lẽ là hàng nghìn ấy :D. Ak, và vẫn đang tăng nhé! Nhưng mỗi doanh nghiệp có 1 ý chí, 1 phương hướng tiếp cận thị trường và mục đích khác nhau, nên việc đầu tư sẽ khác nhau và nhu cầu “Nâng cấp” cũng khác nhau.

- Các viện/TT nghiên cứu: đã bắt đầu được hình thành. Ở Hà Nội đang có NIPT, VIDS, VKIST, và 1 số trung tâm “lẻ tẻ” khác. Ở SG mình có nghe nói đang có 2 trung tâm, 1 cái thuộc Y-Dược HCM. Đấy là chưa kể đến sự phát triển của các trung tâm từ 1 số doanh nghiệp, như Danaphar, Pasteur, ….

[…] Như vậy, yếu tố cơ bản để hình thành liên kết là sự tồn tại của các thành tố đã có đủ, vấn đề còn lại là gì? Là sự đồng bộ về mục tiêu – nhân lực – cơ chể để liên kết tồn tại bền vững hơn.

Điển hình nhất là “Chuẩn đầu ra” cho dược sĩ ở các trường đào tạo, ngoài việc đạt “chuẩn” trên giấy thì phải “thích hợp” với nhu cầu doanh nghiệp, nghĩa là 2 bên phải ngồi lại với nhau, tâm sự, tán tỉnh nhau xem anh cần gì, em có gì, chúng ta có gì? Để đưa ra check-list chúng ta cần làm gì :D

Rồi đến “Đề tài – nghiên cứu” của các viện/trung tâm cần phải thực tế hơn để doanh nghiệp có thể đầu tư và triển khai áp dụng ở quy mô công nghiệp. Tức là chất xám cao thì phải tạo ra giá trị cao hơn, chứ lại quy về mấy tờ A4, mấy cái gạch đầu dòng thì không doanh nghiệp nào họ máu me cả!

Còn Doanh Nghiệp cũng nên “Open” ra, đừng trả lương cho lực lượng sản xuất “bèo bọt” như bây giờ, đừng tự cạnh tranh với nhau mà hãy “cùng nhau” đi lên . Cái này chắc khó lắm :~.

[…] than vãn tí thế thôi, chứ nhiều cái đúng là mình “méo” đủ tầm để nhìn chứ đừng nói là giải quyết :v

Bản thân Doanh nghiệp họ cũng muốn phát triển, nhưng chi phí đầu tư vào R&D quá lớn, quá rủi ro, nên họ muốn tìm 1 nguồn outscoure – chính là các viện/trung tâm hoặc các “thầy, cô” ở trường đại học để giải quyết vấn đề. Nhưng, vâng , lại nhưng! Ở khu vực chất xám cao ấy quá nhiều việc cần “được làm”.

Ví dụ các thầy cô vẫn phải giảng dậy, vẫn phải hướng dẫn sinh viên làm đề tài, vẫn phải đảm bảo “hệ số khoa học” ở trường, vẫn phải, phải,… nên khó có thể tập trung để xử lý vấn đề Doanh Nghiệp. Chưa kể đến các thiếu thốn về cơ sở vật chất hoặc sự không tương đồng giữa mô hình thí nghiệm & sản xuất thực tế, nên đôi lúc ở lab thì được, lên lô thì hỏng! Chưa kể đến 1 số ông Doanh nghiệp hơi không được tốt tính lắm, đang hợp tác đến đoạn gần ra rồi thì… Thôi, em rút, cầm đống dữ liệu đó về tự xử lý nốt. May thì được tốt, không cũng được khá
 

Bài chia sẻ của Tác giả RiverDkh

Tags

Tin liên quan