“Ghost heart”- “Trái tim ma” sống lại?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

31/08/2020 00:09

933

Trái tim con người là một trong những cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể chúng ta. Bằng một cách nào đó, trái tim giống như một cỗ máy kì diệu - bơm khoảng 2.000 gallon máu cho một người trưởng thành mỗi ngày. Có bao giờ bạn tự hỏi liệu chúng ta có thể tạo nên một trái tim trong phòng thí nghiệm?

 

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra một quả tim sinh học (biohydrid heart), kết hợp giữa tim lợn và các bộ phận cơ học. Nhóm nghiên cứu có thể kiểm soát chuyển động đập của tim thông qua van nhân tạo. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Science Robotics. Sinh viên kỹ thuật cơ khí Clara Park, tác giả của nghiên cứu, cô đã cho biết những gì cần thiết để tạo ra một trái tim sinh học và cách mà mô hình này có thể được sử dụng trong tương lai để phát triển cấy ghép tim và nghiên cứu sâu hơn về bệnh suy tim.

 

Tại Viện Tim Texas, Doris Taylor đang phát triển một phương pháp tái tạo để xây dựng tim. Cô đã đi tiên phong trong việc tạo ra "trái tim ma" - trái tim bình thường bị tước bỏ tế bào gốc của loài và tiêm tế bào gốc mới để tạo ra một trái tim “cá nhân hóa”. Cho đến nay, Taylor mới chỉ phát triển kỹ thuật này trên trái tim động vật, nhưng trong tương lai những ghost heart này có thể được sử dụng làm giá thể để phục vụ ghép tim cho bệnh nhân.

 

Một số hình ảnh về "ghost heart":

Hình ảnh MRI (trái) và hình ảnh thực (phải) của 1 ghost heart


"

"Ghost heart" thực tế

 

DS Phương Thảo

Theo Science Friday.

Tags

Tin liên quan