Dược sĩ nhà thuốc làm những công việc gì?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

02/09/2019 00:02

1795

Dược sĩ làm việc ở nhà thuốc, quầy thuốc không còn xa lạ gì với sinh viên ngành y Dược. Vậy họ phải làm những công việc gì thường ngày? Khi đứng tại nhà thuốc, các công việc mà dược sĩ thường gặp bao gồm đặt hàng và quản lý thuốc, quản lý hồ sơ, và tư vấn chuyên môn.

Đặt hàng và quản lý dược phẩm: mỗi quầy thuốc hay nhà thuốc thường có những đối tác lâu năm để mua bán hoặc có thể mua Dược phẩm tại các chợ thuốc… Tùy theo đặc thù của mỗi nơi mà hệ thống quản lý khác nhau, nhưng việc phải kiểm tra hạn dùng và tồn kho là một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày.

Quản lý hồ sơ: tất cả nhà thuốc đều có một bộ hồ sơ GPP (Good Pharmacy Practices), thông tin hướng dẫn chuẩn bị các chứng từ đều có trong quy định của Sở Y Tế. Thường nhà thuốc đang hoạt động thì đạt GPP rồi, nên việc cập nhật các giấy tờ không nhiều, thông thường nhất là hồ sơ nhân viên khi nhân sự thay đổi, công tác đào tạo nhân viên hàng năm, và việc bổ sung thêm các giấy tờ yêu cầu mới mỗi năm. Các loại giấy tờ cần thiết thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các quy định của nhà nước.

Ví dụ như vài năm trước Bộ Y Tế có ra yêu cầu nhà thuốc bán thuốc phải ghi lại thông tin bệnh nhân, do đó các nhà thuốc sẽ có thêm một loại giấy tờ. Hằng năm, Sở Y Tế và Phòng Y Tế luôn có các cuộc họp hướng dẫn, cập nhật cho tất cả các nhà thuốc nên các Dược sĩ nhà thuốc cũng phải tham gia đầy đủ.

 

Tư vấn chuyên môn: ngoài việc tự đào tạo cho bản thân, dược sĩ còn phải trang bị kỹ năng mềm cho bản thân, vì hàng ngày gặp rất nhiều bệnh nhân với trình độ, điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là tính cách hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục bệnh nhân mua và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của mình và chọn thuốc có giá cả hợp lý là một việc không hề đơn giản. Từ thông tin bệnh nhân đưa ra, cần phải hỏi để rõ thêm tình trạng bệnh và thói quen của bệnh nhân, sau đó nhận định thông tin nào là hợp lý, thông tin nào có vấn đề vì thường bệnh nhân hay nói giảm nói tránh các thói quen không tốt của mình.

Ví dụ: có những trường hợp bệnh nhân yêu cầu chỉ uống thuốc một liều thôi nhưng phải hết ngay bệnh hoặc yêu cầu cho thuốc mạnh tay, lấy thuốc đắt tiền cũng được. Hay những bệnh nhân đi mua thuốc giùm người thân (đến chỉ nêu triệu chứng, hỏi thêm gì cũng không biết), hay những trường hợp khuyên đi bệnh viện nhưng một mực không chịu, chỉ muốn mua thuốc ở nhà thuốc uống cho đỡ.

Nguồn: internet

Tags

Tin liên quan