Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1248
Đầu tiên, về thời gian đào taọ ở Việt Nam và Úc gần như là tương đương nhau. Ở Úc chương trình chính quy là 4 năm đối với Cử nhân Dược. Nếu bạn nào muốn làm thêm 1 đề tài ra trường hoặc đề tài tốt nghiệp thì sẽ phải làm thêm 1 năm nữa và sẽ lấy bằng Danh dự. Nghĩa là cũng là Cử nhân Dược nhưng có bằng Danh dự thì có thể sẽ mất 5 năm. Những người học nhanh có thể hoàn tất trong 4 năm, nhưng thường số lượng dồn dập nên thường là sẽ kéo dài lên đến 5 năm đối với bằng Danh dự. Ở Úc có một hướng bắt đầu dành cho những bạn đã học xong một bằng Cử nhân về Khoa học Y tế, hoặc bất kì ngành nào ví dụ như: Điều dưỡng, Kĩ thuật viên,… mà đã có kiến thức nền về Giải phẫu, Sinh lý rồi thì có thể học tiếp hai năm Thạc sĩ Dược. Khi học 2 năm này, các bạn chỉ học toàn bộ những môn về lâm sàng như: Dược lý, Dược lâm sàng, Thực hành Dược hay Bào chế… và tập trung đi bệnh viện nhà thuốc để có bằng này. Tấm bằng này chỉ trong vòng 2 năm thôi, tương đương với một Thạc sĩ, và sẽ có một cái đề tài nhỏ bao gồm cộng với việc viết báo một số bài tương đương với trình độ Thạc sĩ. Sau khi các bạn học xong chương trình 2 năm này rồi các bạn cũng có thể nộp đơn xin tín chỉ hành nghề tới đây thì có nhiều khác biệt so với Việt Nam.
Đối với Việt Nam mình thì học xong ra trường ta có thể đi làm luôn và được công nhận là Dược sĩ. Còn ở Úc khi các bạn học xong chương trình Pharmacy hay Master Pharmacy các bạn cũng chỉ được gọi là Cử nhân Dược thôi chứ chưa được gọi là Dược sĩ. Lúc này các bạn bắt buộc phải nộp đơn xin chứng chỉ hành nghề tạm thời và xin đi làm việc tối thiểu là 1824 giờ cho một nhà thuốc hoặc là bệnh viện. Trong 1824 giờ này sẽ có giám sát, do đó, bạn phải xin luôn một người nào đó đăng kí làm đại diện giám sát cho bạn tại nhà thuốc hoặc bệnh viện bạn làm việc. Thì số giờ giám sát này mỗi ngày bạn đi làm bao nhiêu giờ phải ghi lại cho tới khi nào bạn đủ 1824 giờ. Trong khoảng thời gian thực tập sinh, ngoài việc bạn phải tích lũy đủ số giờ bạn còn phải thi 2 kì thi gọi là 2 kì thi thực tập sinh. Kì thi thứ nhất là kì thi viết gồm 125 câu hỏi trắc nghiệm thi trong vòng 3 giờ. Nếu đậu kì thi này thì sau 3 đến 4 tháng nữa các mà đã đủ 75% số giờ của 1824 giờ rồi thì các bạn sẽ được thi vấn đáp. Trong kì thi vấn đáp các bạn sẽ vào từng phòng và trong mỗi phòng sẽ có bệnh nhân giả, bác sĩ giả cùng với giám khảo chấm điểm thì mỗi một phòng như vậy là một tình huống lâm sàng. Các bạn sẽ đi từ phòng này qua phòng khác cho đến khi hết tất cả các phòng thì các bạn sẽ hoàn thành kì thi vấn đáp. Nếu đậu kì thi vấn đáp, bạn sẽ phải tiếp tục làm việc cho tới khi đủ 1824 giờ cộng với việc bạn học thêm một số tín chỉ sao cho đủ 40 tín chỉ còn được họi là tín chỉ đào tạo liên tục trong đó có 20 tín chỉ là học phần kiểm tra. Khi tất cả các điều kiện trên thỏa mãn cùng với việc đậu 2 kì thi thì các bạn có thể nộp đơn xin tín chỉ hành nghề chính thức thì tới lúc này khi có được tín chỉ hành nghề chính thức thì các bạn mới được coi là Dược sĩ.
Nếu một sinh viên dược Việt Nam sau khi ra trường muốn đi du học sau đại học thì cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên, các bạn đi du học phải có tiếng anh, dù chương trình đại học có nặng đi chăng nữa các bạn muốn đi du học thì các bạn phải học tiếng anh từ lúc còn ở nhà trường. Đi song song với việc đó là việc học của các bạn, cũng như thành tích phải tốt; ngoài ra các bạn cũng phải cố gắng tranh thủ tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội. Nó không chỉ làm đẹp cho hồ sơ mà còn giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp, có thêm kinh nghiệm, giải quyết các tình huống mà khi phỏng vấn đưa ra dễ dàng hơn. Trình độ tiếng anh trung bình của bạn là phải được 7.5 ielts. Nếu bạn muốn du học ngành dược bên Úc thì ielts yêu cầu phải là 7.5 và tất cả các kĩ năng nghe nói đọc viết phải từ 7 trở lên thì họ mới cấp một cái xuất cho bạn qua làm việc.
Còn về học bổng, đầu tiên ta phải xác định được chuyên ngành mình muốn đi theo và xem xét chuyên ngành đó phát triển nhất ở đâu, những nước nào có nhóm ngành đó, tiêu biểu cho nhóm ngành đó thì mình sẽ đi xin học bổng ở những nước đó. Học bổng toàn phần thì chỉ có thể xin từ các tổ chức lớn, từ chính phủ. Ở châu Âu thì mình có học bỗng của Liên minh châu Âu là Erasmus Mundus, ở Nhật Bản thì có học bổng Mext là của chính phủ Nhật Bản, ở Mỹ thì có học bổng Fullbright, ở Canada thì là học bổng của trường chứ không có của chính phủ, còn ở Úc thì có học bổng chính phủ Úc. Khi đã xác định muốn có học bổng toàn phần ta phải xem xét điều kiện nộp hồ sơ của từng học bổng là như thế nào rồi chuẩn bị hồ sơ để nộp vào. Cái đầu tiên của tất cả các hồ sơ xin học bổng là một cái bằng ielts hay toefl phải còn trong hạn và điểm tiếng anh đạt yêu cầu thì các bạn có hai năm để có thể xin học bỗng đi nước ngoài trước khi cái bằng tiếng anh của mình hết hạn và phải thi lại bằng mới.
Các bạn cần phải biết thời điểm nộp hồ sơ là khi nào, cần chuẩn bị những gì, deadline là khi nào, cần công chứng bao nhiêu giấy tờ, bản điểm phải như thế nào. Do đó bạn cần phải lên một cái kế hoạch nó khá là chi tiết. Khi hồ sơ đã xong thì sẽ chuyển qua phỏng vấn rồi lúc này sẽ có kết quả.
Nguồn: nhipcauduoclamsang.com
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec