DỊCH BỆNH CÓ LÀM THAY ĐỔI TRỌNG TÂM DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC LỚN?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

29/06/2020 00:08

729

Nhiều công ty dược phẩm hàng đầu thế giới đang tập trung phát triển thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên với bối cảnh dịch bệnh năm 2020, liệu các công ty có chuyển hướng nghĩ rằng nghiên cứu virus là một mô hình kinh doanh sinh lợi hơn trong tương lai?

Thuốc

Các công ty dược thu được lợi nhuận khổng lồ từ nhiều loại thuốc chống ung thư và thuốc bom tấn. Nhìn chung, các loại thuốc kháng sinh không được các công ty dược lớn coi là có khả năng sinh lời cao | Ảnh: Behal

Nghiên cứu công bố đầu năm 2020 của công ty tư vấn toàn cầu EY cho thấy, năm ngoái, phần lớn các công ty dược đều tập trung phát triển thuốc chống ung thư. Cụ thể, đã có 2.586 hoạt chất được báo cáo đang ở giai đoạn phát triển lâm sàng, so với con số ‘chỉ’ 605 hoạt chất ở cùng giai đoạn vào năm 2019. Đồng thời, các hoạt động liên quan đến ung thư đảm bảo nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất cho các hãng dược. Các công ty đã tăng gần 20% doanh thu, lên 196 tỷ USD; trong đó những loại thuốc bom tấn (ví dụ thuốc giảm đau Vioxx, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Lipitor, thuốc chống trầm cảm Zoloft...) tạo ra doanh thu khoảng 1 tỷ USD mỗi loại, còn doanh thu thuốc chống nhiễm trùng chiếm khoảng 51,6 tỷ USD (tăng 5,1%).

Siegfried Bialojan, người đứng đầu Trung tâm Khoa học sự sống của EY ở Mannheim, Đức, cho biết: "Các công ty dược phẩm hẳn sẽ tập trung hơn vào những nghiên cứu về nhiễm trùng và kháng kháng sinh trong bối cảnh đại dịch coronavirus hiện nay. Nhưng đồng thời, những công ty dược lớn nhất cũng khó có thể dừng các chương trình dài hạn của mình và chỉ tập trung vào Covid-19”. Theo Bialojan, lý do rất đơn giản, “xét theo các yếu tố kinh doanh thì đại dịch là điều không dễ đoán, người ta chẳng thể biết được lúc nào chúng xảy ra và xảy ra theo kiểu nào.”

COVID-19 còn có một tác động khác trong lĩnh vực dược phẩm. Nghiên cứu của EY cho thấy nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) theo kế hoạch đã bị tạm dừng. Alexander Nuyken - người đứng đầu văn phòng tư vấn giao dịch của EY ở khu vực Châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi - nói, "Các công ty đang kéo dài thời gian và muốn xem tình hình thế nào sau những tháng hè sắp tới… Hiện nay có rất nhiều điều không thể lường trước được và bất ổn, nghĩa là cả người mua và người bán công ty tiềm năng đều thực sự không thống nhất được giá giao dịch”.

Giá trị và số thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực khoa học sự sông trên toàn cầu giai đoạn 2014-2019 | Nguồn: 2020 EY M&A Firepower report,

Giá trị và số thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực khoa học sự sông trên toàn cầu giai đoạn 2014-2019 | Nguồn: 2020 EY M&A Firepower report

Theo EY, phân khúc Khoa học Sự sống có thể giải phóng hoàn toàn tiềm năng sáng tạo của mình trong cuộc khủng hoảng coronavirus. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, đã xuất hiện hơn 160 loại vaccine tiềm năng và hơn 240 hoạt chất trị liệu. Tính đến đầu tháng 6 năm nay, các công ty dược đã phát triển khoảng 700 bộ xét nghiệm, một số trong đó đã ra thị trường. “Không nghi ngờ gì, công ty nào chiến thắng trong cuộc đua vaccine chống coronavirus lần này sẽ là người thay đổi cục diện cuộc chơi [trong toàn ngành dược phẩm]," Nuyken nói.

Tuy vậy, ông ước tính "97% vaccine đang thử nghiệm ngay bây giờ sẽ không được chấp thuận, có nghĩa là cuối cùng, rất nhiều công ty sẽ đốt tiền vào R&D."

Báo cáo của EY còn ghi nhận, năm 2019, các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đã tăng đầu tư cho R&D một cách rõ rệt. 21 công ty lớn nhất được phân tích đã tăng hơn 14% tổng số tiền đầu tư R&D so với mức 2% năm 2018. Thu nhập trước thuế đã tăng 11,9% trong năm 2019 - một sự cải thiện vững chắc so với mức 3,2% trong năm trước đó. Tổng doanh thu năm 2019 của các công ty tăng khoảng 12,3%, trong đó lớn nhất là công ty Takeda (Nhật) sau vụ tiếp quản công ty Shire (trụ sở tại Mỹ). Các công ty dược phẩm hàng đầu của Đức như Bayer, Boehringer Ingelheim hay Merck cũng tăng lợi nhuận đáng kể.

Gerd Stürz - người đứng đầu văn phòng Khoa học Đời sống, Sức khỏe và Hóa chất của EY tại Đức, Thụy Sĩ và Áo - nhận định, hững công ty đã tăng đầu tư vào đổi mới sáng tạo và quy trình làm việc linh hoạt trong năm 2019 hiện đang gặt hái thành quả trong cuộc khủng hoảng hiện tại.

Hồng Hạnh (Theo DW) - khoahocphattrien

 

Tags

Tin liên quan