Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
702
Tính đến thời điểm 15/8, Dược Hậu Giang dẫn đầu về vốn hóa thị trường với hơn 13.800 tỷ đồng, theo sau là Pymepharco và Vinapharm. Theo báo cáo từ CTCP Chứng khoán Bản Việt, Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần Dược Hậu Giang lùi về vị trí số 2 sau Vinapharm; bù lại, lợi nhuận sau thuế dẫn đầu ngành.
Trong kỳ, Dược Hậu Giang mở rộng lực lượng bán hàng cho các nhà thuốc, với mục đích gia tăng doanh thu/điểm bán, cải thiện doanh số. Lợi thế cạnh tranh là hệ thống phân phối hàng đầu thị trường, chủ yếu sản xuất thuốc gốc, bao gồm kháng sinh và giảm đau là hai nhóm sản phẩm chính.
Xét về tổng tài sản và hàng tồn kho thì Vinapharm khá lớn. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 1,42 lần. Trong khi đó, Dược Hậu Giang thấp hơn với 0,44 lần và Imexpharm chỉ khoảng 0,15 lần với tổng nợ phải trả khoảng 223 tỷ đồng.
Năm 2017, Dược Hậu Giang trả cổ tức 50% thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Thông thường, tỷ lệ chi trả này ở 30-35% mỗi năm.
Tháng 7 vừa qua, Cục quản lý Dược yêu cầu Dược Pymepharco, Domesco, Cửu Long và Trung ương 2 thu hồi sản phẩm nhập khẩu chứa chất gây ung thư Valsartan. Trong đó, Dược Cửu Long báo cáo sản phẩm này còn lưu kho, chưa xuất bán. Các doanh nghiệp khác đều thu hồi và cho rằng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chú thích mã doanh nghiệp
DVN - Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm)
DHG – CTCP Dược Hậu Giang
PME – CTCP Pymepharco
IMP – CTCP Dược phẩm Imexpharm
DMC – CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
TRA – CTCP Traphaco
OPC – CTCP Dược phẩm OPC
MKP – CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar
theo Vnbiz
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec