Cục An toàn thực phẩm nói gì việc Việt Nam cho dùng axit benzoic trong tương ớt?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

12/04/2019 00:11

571

Cục An toàn thực phẩm nói việc Việt Nam cho dùng axit benzoic trong tương ớt trong khi Nhật Bản cấm 'không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản'.

Cục An toàn thực phẩm nói gì việc Việt Nam cho dùng axit benzoic trong tương ớt? - Ảnh 1.

Tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật do có chứa axit benzoic - Ảnh: T.L.

Liên quan đến vụ tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật do có chất aixt benzoic bị Nhật cấm dùng trong tương ớt, ngày 12-4, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã có công văn trả lời Công ty Masan về quy định dùng aixt benzoic ở Việt Nam.

Theo đó, axit benzoic và muối natri benzoat là các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm tương ớt theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30-11-2012 và Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11-5-2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm với hàm lượng tối đa là 1.000mg/kg sản phẩm. Đây cũng là quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.

Như vậy sản phẩm tương ớt Chin-su sử dụng axit benzoic hoặc muối natri benzoat với hàm lượng không vượt quá 1.000mg/kg sản phẩm là phù hợp với quy định của Việt Nam và Codex, và an toàn cho người sử dụng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, việc Nhật Bản không quy định axit benzoic làm phụ gia trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng không có nghĩa là tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật Bản.

Cũng theo cục này, việc sử dụng các chất như axit benzoic, natri benzoat... trong tương ớt theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam không yêu cầu ghi cảnh báo, chỉ yêu cầu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm phải ghi rõ tên nhóm phụ gia, chất phụ gia hoặc mã số INS (nếu có).

Trước đó, sau khi Nhật Bản thu hồi trên 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan vì chứa chất axit benzoic, nhiều ý kiến cho rằng việc Nhật Bản cấm còn Việt Nam cho phép dùng chất trong tương ớt có nghĩa là tiêu chuẩn với thực phẩm của Việt Nam thấp hơn?

Ngoài ra, quy định hiện hành của Việt Nam là hàm lượng axit benzoic cho phép trong tương ớt là 1.000mg/kg. Với ngưỡng này, mỗi người ăn bao nhiêu tương ớt/ngày là an toàn? Con số này, hiện Bộ Y tế chưa công bố.

Cục An toàn thực phẩm nói gì việc Việt Nam cho dùng axit benzoic trong tương ớt? - Ảnh 2.

Cục An toàn thực phẩm nói gì việc Việt Nam cho dùng axit benzoic trong tương ớt? - Ảnh 3.

 

Nguy cơ gây ung thư khi kết hợp với ớt, cà chua...
Axit benzoic là chất thuộc nhóm các chất bảo quản (preservatives) được dùng với mục đích làm chậm đi tiến trình phân hủy thực phẩm, thức uống do vi khuẩn, men và nấm mốc, nhờ đó giúp sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình chờ tiêu thụ.
Khoa học đã chứng minh chất này có nguy cơ sản sinh ra chất gây ung thư khi kết hợp với vitamin C - có nhiều trong ớt, cà chua... Nhật Bản đã cấm dùng chất này trong tương ớt, trong khi Malaysia cũng cấm dùng axit benzoic và các benzoate trong chế biến thực phẩm có chứa vitamin C theo một đạo luật ban hành từ năm 1985. Theo luật này, mức phạt tối đa là 5 năm tù giam hoặc chịu phạt đến 20.000 ringgit cho kẻ vi phạm.
Hiện nay, các nước EU đang gây áp lực với các hãng sản xuất thực phẩm lớn để họ tự nguyện thôi dùng benzoate sodium làm chất bảo quản. Nhiều hãng truyền thông châu Âu đã mở chiến dịch vận động chính phủ ban hành lệnh cấm dùng chất này trong chế biến thực phẩm.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết sản phẩm tương ớt hiện do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, Bộ Y tế chỉ quản lý danh mục phụ gia và một số sản phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất.
Vì vậy, việc có nên thay đổi loại chất bảo quản để tương ớt Việt Nam tương tự yêu cầu ở Nhật Bản - tức có thể an toàn hơn, cần sự vào cuộc của cả hai bộ Y tế và Nông nghiệp.

 

Tags

Tin liên quan