Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
740
Hàng ngày Sarah Thebarge, một trợ lí bác sĩ 41 tuổi ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, uống một viên thuốc để trị lupus - một bệnh mãn tính gây cảm giác đau, mệt mỏi và chóng mặt. Thuốc mà cô dùng là hydrocycholoroquine (HCQ).
Song từ tháng 3 tới nay, HCQ - cũng có tác dụng trị sốt rét - trở nên khan hiếm hơn sau khi Tổng thống Donald Trump "khoe" nó có thể trị bệnh viêm phổi cấp COVID-19.
Sự phụ thuộc vào Ấn Độ của thị trường dược phẩm Mỹ
Đúng lúc người dân bắt đầu tích trữ HCQ, Ấn Độ - nước sản xuất tới 70% nguồn cung HCQ - nhanh chóng ngừng xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong nước.
"Khi làn sóng tích trữ thuốc bắt đầu, liệu trình điều trị 30 ngày của tôi đảo lộn. Viễn cảnh ấy khiến tôi cảm thấy sợ. Việc gì sẽ xảy ra nếu tôi không thể mua HCQ?", Thebarge thổ lộ.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa phê chuẩn để HCQ trở thành thuốc trị COVID-19, song câu chuyện cho thấy mức độ phụ thuộc về dược phẩm - cụ thể là thuốc gốc của Mỹ đối với Ấn Độ. Thuốc gốc là bản sao của những loại thuốc có thương hiệu, với tác dụng tương tự song giá thấp hơn.
Ở Mỹ, thuốc gốc chiếm tới 90% đơn thuốc, và 1/3 số viên thuốc mà người dân mua tới từ các nhà sản xuất thuốc gốc ở Ấn Độ, theo một nghiên cứu của Liên minh Công nghiệp Ấn Độ và hãng kiểm toán KPMG vào tháng 4.
Mặc dù dường như Mỹ đồng thuận với đồng minh Ấn Độ trong việc mua dược phẩm hoàn chỉnh, họ phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn mà đã xuất hiện từ trước trong chuỗi cung ứng.
Ấn Độ nhập khoảng 68% nguyên liệu thô - hoạt chất dược phẩm - từ Trung Quốc. Mọi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đó có thể gây nên vấn đề lớn, đặc biệt khi đại dịch bùng phát.
Trong khi các nhà khoa học và doanh nghiệp dược nỗ lực tìm liệu pháp điều trị hiệu quả và vắc xin ngừa COVID-19, nhiều người lo ngại những điểm yếu trong chuỗi cung ứng nguyên liệu có thể đẩy Mỹ và nhiều nước khác tới nguy cơ thiếu thuốc khi họ cần chúng nhất.
Mỹ luôn hô hào khẩu hiệu "Mua thuốc của người Mỹ", và Ấn Độ cũng sẽ tăng công suất sản xuất hoạt chất dược phẩm trong nước, song liệu hai nước có thể thay thế nguồn cung từ Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 hoặc một đại dịch khác trong tương lai hay không?
Lí do khiến Ấn Độ trở thành nước sản xuất thuốc giá rẻ
Sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là nước sản xuất dược phẩm rẻ đã bắt đầu khi chính phủ của cố thủ tướng Indira Gandhi phê chuẩn Luật Bảo hộ sáng chế 1970 để bảo hộ pháp lí cho những quá trình sản xuất thuốc, nhưng không bảo hộ công thức dược phẩm.
Karan Singh, giám đốc hãng dược ACG Worldwide (Ấn Độ), nhận định chính phủ Ấn Độ đã nhận ra rằng dân số khổng lồ của họ sẽ không bao giờ có đủ khả năng tài chính để mua thuốc nhập khẩu có bản quyền từ nước ngoài, nên họ cần tìm ra một giải pháp.
Giới doanh nghiệp dược Ấn Độ rất giỏi trong việc lật ngược qui trình sản xuất thuốc của những tập đoàn dược lớn và chế phiên bản sao chép một cách hợp pháp. Nhưng Ấn Độ không phải là nước duy nhất cần thuốc rẻ. Trong những năm đầu thập niên 80, hàng loạt thay đổi pháp lí đã cho phép thị trường Mỹ đón nhận các loại dược phẩm sao chép rẻ.
Đương nhiên, các tập đoàn dược lớn đã đầu tư hàng triệu USD cho nỗ lực nghiên cứu, phát triển thuốc đã phản đối. Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ban hành một văn bản để bảo hộ pháp lí thuốc trong 20 năm, và các doanh nghiệp phải tuân thủ qui định của WTO trong 10 năm.
Song, khi đại dịch HIV/AIDS bùng phát trong giai đoạn 10 năm chuyển tiếp, mọi người thấy rõ các nước nghèo cần thuốc rẻ để chống dịch. Năm 1999, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở vùng phụ cận sa mạc Sahara ở châu Phi vì phần lớn người dân không có khả năng mua thuốc chống HIV.
WTO buộc phải qui định rằng các nước thành viên có thể cấp giấy phép cho một số hãng dược để họ sản xuất phiên bản thuốc gốc của những thuốc được bảo hộ nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.
Cửu Dương - Kinh tế tiêu dùng
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec