CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

11/01/2020 00:03

894

Để có thể hành nghề trong lĩnh vực Y Dược, các Dược sĩ Việt Nam hay trên thế giới đều phải tuân thủ những quy định về Chứng chỉ hành nghề Dược hay giấy phép hành nghề.

Kết quả hình ảnh cho Chứng chỉ hành nghề Dược ở Việt Nam và trên thế giới khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp tại Việt Nam 

Điểm khác nhau giữa cấp chứng chỉ hành nghề Dược ở Việt Nam và trên thế giới

Đầu tiên có thể kể đến chính là tên gọi: Nếu như đa phần các nước đều sử dụng cụm từ “giấy phép hành nghề” thì Việt Nam gọi đây là “chứng chỉ hành nghề”.

Thứ 2, thời gian thực hành nghề được cấp trên thế giới là 12 tháng còn ở Việt Nam là 18 tháng.

Thứ 3, nếu ở Việt Nam cấp chứng chỉ hành nghề Dược là thông qua xét tuyển thì tại các nước trên thế giới, để có được giấy phép hành nghề thì dược sĩ cần phải trải qua nhiều cuộc thi sát hạch để đánh giá năng lực chuyên môn, khi đảm bảo được các điều kiện đưa ra, đó người hành nghề Dược mới được cấp “giấy phép hành nghề”

Thứ 4, nếu các nước sử dụng đa dạng chứng chỉ với từng nhóm đối tượng cụ thể thì Việt Nam chỉ sử dụng một loại chứng chỉ hành nghề Y.

Cuối cùng, thời hạn sử dụng giấy phép hành nghề trên thế giới quy định từ 1-5 năm theo tùy từng quốc gia.

Tìm hiểu Chứng chỉ hành nghề Dược tại Việt Nam

Tùy vào mỗi quốc gia hay khu vực lãnh thổ mà quy định giấy phép hành nghề Dược là 3 năm hay 5 năm. Bởi lẽ, giấy phép hành nghề có hạn định sẽ đảm bảo chất lượng chuyên môn của các dược sĩ. Đồng thời để tiếp tục có giấy phép hành nghề họ buộc  phải chủ động trau dồi chuyên môn kỹ năng, tiếp cận các kiến thức mới, đề thi giấy phép hành nghề.

Theo nghị định số 79/2006/NĐ -CP, điều  15, người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải có môt trong các văn bản sau đây tùy theo yêu cầu đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh thuốc như có:

  • Bằng tốt nghiệp đại học dược.
  • Bằng tốt nghiệp trung học dược;
  • Văn bằng dược tá;
  • Bằng tốt nghiệp trung học y;
  • Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
  • Bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học;
  • Các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền.

Mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 chứng chỉ hành nghề Dược tại Việt Nam. Chứng chỉ hành nghề Dược không quy định về thời hạn và có giá trị phạm vi cả nước theo Luật Dược sửa đổi bổ sung 01/01/2007.

Nguồn: caodangyduochcm

Tags

Tin liên quan