Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
617
Tự ý sử dụng hình ảnh các bác sĩ để quảng cáo thực phẩm chức năng
Thời gian gần đây, nhiều trang mạng, trang fanpage chào bán sản phẩm thực phẩm chức năng sử dùng hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thuốc lại nở rộ. Nhiều bác sĩ “sốc” khi thấy hình ảnh của mình quảng cáo tràn lan trên mạng cùng các sản phẩm bán hàng.
Theo Thông tư 13/BYT về hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc, Bộ Y tế nghiêm cấm “lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc”.
Để lách Thông tư 13/BYT, hiện nay một số hãng dược đưa hình ảnh bác sĩ “núp bóng” dưới dạng trả lời thắc mắc hoặc tư vấn sức khoẻ cho bạn đọc. "Chiêu” quảng cáo sử dụng tên tuổi và hình ảnh thầy thuốc phổ biến nhất hiện nay là đăng tải bài viết của bác sĩ về một chứng bệnh nào đó kèm theo hình ảnh sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết, trong thời gian vừa qua trên website Ksol.vn quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ksol. Website viensui-rockman.com quảng cáo sản phẩm TPBVSK Rockman. Website duocphamhocvienquany.com, fucommin-nano.net quảng cáo sản phẩm TPBVSK Nano fucomim.
Sản phẩm TPBVSK Rockman được Công ty Cổ phần Nori Organic (Số 6 ngách 61, ngõ 1002 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm TPBVSK GHV Ksol được Công ty Cổ phần dược phẩm Goldhealth Việt Nam (Số 26 tổ 30A, khu đô thị Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm TPBVSK Nano fuconmin được Công ty Cổ phần thiết bị vật tư y tế Nam Việt Liền kề U05-49 khu D, Khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm.
Các website quảng cáo cho các sản phẩm nêu trên đang vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm, “mượn” hình của bác sĩ và cơ sở, đơn vị y tế để quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.
Cục ATTP đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục ATTP, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua TPBVSK Nano fuconmin, GHV Ksol và Rockman trên các trang website/internet nêu trên.
Khó quản lý nội dung quảng cáo trên một số trang mạng xã hội
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội, cụ thể là Facebook hiện nay rất khó kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật, lấy danh bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín để lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi bị phát hiện và được mời lên cơ quan quản lý làm việc thì họ không nhận trách nhiệm mà cho rằng, có thể do cá nhân hoặc đại lý đứng ra quảng cáo, mà đại lý thì không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ điều trị bệnh. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo vi phạm quy định.
Cục An toàn thực phẩm đăng tải thông tin công khai, khuyến cáo người tiêu dùng trong khi cơ quan chức năng đang xử lý, người dân không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật.
Tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên mạng xã hội dùng thư tín bệnh nhân, hình ảnh cơ sở y tế, danh nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sĩ, có công dụng chữa bệnh hoàn toàn sai sự thật.
Trong năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt hơn 6 tỉ về các hành vi vi phạm quảng cáo. Thực trạng vi phạm quảng cáo vẫn rất phức tạp trong thời gian gần đây.
PHƯƠNG THU - Tuổi trẻ thủ đô
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec