Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
549
Chưa bao giờ cụm từ 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần 4) lại được nhắc nhiều đến thế ở khắp nơi trên thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thời 4.0, các thiết bị có thể “nói chuyện” với nhau, các phần mềm riêng rẽ được tích hợp thông suốt, dữ liệu được tự động tổng hợp và thông tin tự động “chạy” đến người dùng (theo các điều kiện được cài đặt trước) thì cách tiếp cận về quản trị doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin phải thay đổi là điều tất yếu.
Các doanh nghiệp trong ngành Dược cần nắm bắt cơ hội để thay đổi nhanh hơn vì ngoài sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước còn có đòi hỏi ngày càng cao hơn của người tiêu dùng.
Tại hội thảo “Dược phẩm và cuộc cách mạng “số hóa” trong quản trị kinh doanh toàn diện” diễn ra mới đây trong khuân khổ Triển lãm Y Tế Quốc Tế Việt Nam lần thứ 12 – Pharmed & Healthecare Vietnam - Pharmedi 2017, ông Stefan Roesler, Giám đốc SAP Business One (SAP B1) khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản cho biết: “Các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chương trình phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn từ 2016 - 2020 của Chính phủ thông qua thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ngoài ra, mức độ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam cũng gia tăng, mở ra cơ hội để giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi trở thành các doanh nghiệp số”.
Đây là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp ngành Dược có thể bắt nhịp 4.0 một cách dễ dàng với chi phí đầu tư dễ chịu hơn nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, để bắt nhịp được xu hướng này, các doanh nghiệp ngành dược phẩm cần khai thác nền tảng tích hợp thay vì sử dụng các phần mềm quản trị rời rạc như trước đây. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tận dụng khả năng “giao tiếp” của thiết bị để nâng cao khả năng hoạch định, điều hành và giám sát nhằm quản lý ngày hết hạn của sản phẩm, truy vết hàng trong chuỗi cung ứng, cập nhật giá cho các kênh bán hàng khác nhau, dự báo nhu cầu…
Cuối cùng là doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hóa đội ngũ bán hàng và tối ưu hóa hoạt động phân phối. Việc bán hàng thời 4.0 sẽ được nâng cấp tính chuyên nghiệp lên nhiều lần nhờ các giải pháp quản trị kênh phân phối DMS của DMSpro tích hợp trên nền tảng SAP B1. Các giải pháp này đã và đang được các công ty dược phẩm như Bidiphar, Dược phẩm Nhất Nhất khai thác hiệu quả.
Thị trường y dược Việt Nam đang ngày càng có vị thế thương mại hơn đối với thị trường quốc tế. Do đó, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều tên tuổi ngoại cùng vào khai thác thị trường.
Điều này càng chứng minh qua triển lãm Pharmedi 2017 vừa kết thúc với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, khi có tới 600 gian hàng của hơn 400 đơn vị từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Đức, Pháp, Nga, Italy, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản… gần 16.000 lượt khách tham quan trong đó có hơn 1.000 bác sĩ, chuyên gia Y tế trong nước và quốc tế. Thậm chí có nhiều hợp đồng chiến lược đã được ký kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Bà Lê Thanh Thúy, Giám đốc Dự án, Công ty cổ phần Adpex cho biết, mục tiêu lớn nhất của triển lãm là thúc đẩy trao đổi, học hỏi các công nghệ tiên tiến giữa các doanh nghiệp, tìm kiếm đại lý nhà phân phối trong nước và quốc tế.
Anh Hoa
Tin liên quan
TALK 02: TIÊU CHUẨN CỦA TRỢ LÝ NHÃN HÀNG THÀNH CÔNG
18 - SepOctNovDec
TALK 01: QUẢN LÝ BÁN HÀNG KÊNH OTC
13 - SepOctNovDec