BẠN OUT KHỎI CUỘC CHIẾN NHÂN SỰ? HÃY MẠNH DẠN ĐI TÌM LÝ DO TỪ CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG!

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

19/08/2019 00:11

646

Khi một cánh cửa này đóng lại, những cánh cửa sau vẫn còn mở nếu bạn khéo léo tìm hiểu lý do mình ứng tuyển thất bại. Thực tế, hỏi nhà tuyển dụng tại sao mình bị từ chối là một nghệ thuật.

"Cho dù bạn không có cái họ cần, bạn không thể hiện được kỹ năng của mình, hay chỉ đơn giản là bạn không phù hợp với họ trên một trình độ xã hội nào đó, thì việc biết được lý do sẽ giúp cho quá trình tìm việc tiếp theo của bạn", Tom Gimbel - người sáng lập và CEO của công ty chuyên về nhân sự và tuyển dụng khẳng định.

Image result for  tuyển dụng

CÁCH HỎI

  Trước khi liên hệ với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về những gì mà bạn hy vọng sẽ đạt được. Đây là lời nhắc nhở của David Lewis, Chủ tịch và CEO của OperationsInc, một công ty chuyên tư vấn về nhân sự. Những gì bạn hy vọng nhận được chưa chắc sẽ trùng khớp với những gì họ thực sự chia sẻ.

Hãy chắc chắn là bạn hỏi qua email, theo Michele Mavi, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nhân sự của công ty Atrium Staffing. Đừng gọi điện thoại. Email có thể được gửi tới người tuyển dụng nội bộ - người lên kế hoạch phỏng vấn và làm việc với ứng viên, cũng như người quản lý tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn không nên gửi chung email cho họ hoặc gửi cho họ email giống hệt nhau.

Hãy cá nhân hóa phong cách thư dựa vào mức độ quan hệ của bạn với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Tông giọng bạn sử dụng trong mỗi bức thư phải phù hợp với phong cách của bạn khi gặp gỡ với nhà tuyển dụng trước đó. Bạn không nên viết thư cho họ theo kiểu tiểu thuyết, và cũng không nên nói dài dòng.

CÓ THỂ MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ? 

Khi bạn gửi email, thông tin phản hồi mà bạn nhận được sẽ tùy vào hoàn cảnh. Nếu bạn làm việc với nhà tuyển dụng bên thứ ba, nó sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc của người đó. Tuy nhiên, việc dám hỏi cho thấy sự chủ động và mong muốn học hỏi, phát triển của bạn, nó có thể phân biệt bạn với các ứng viên khác trong tương lai. Sự thật tréo ngoe là nhà quản lý tuyển dụng và bộ phận nhân sự thường sẽ không phản hồi, để không phải chịu trách nhiệm về việc trả lời các câu hỏi tương tự. Đôi khi sự khác biệt giữa các ứng viên nằm ở những thứ vô hình, khó mà nói rõ với họ.

Hầu hết các câu trả lời thường sẽ rơi vào kiểu như "ứng viên chúng tôi tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm hơn chút trong lĩnh vực đó" và không phải là cách phản hồi mà bạn có thể ứng dụng hay hành động ngay. Thường thì sự khác biệt nào liên quan đến thái độ hay tính cách sẽ không được nhà tuyển dụng chia sẻ. Một thái độ không tốt hay ứng xử tiêu cực về công ty cũ sẽ gây ra phản cảm cho nhà tuyển dụng. Đáng buồn thay, các ứng viên lại thường không nhận ra họ đang truyền tải một ấn tượng tiêu cực như vậy, nhưng không nhà tuyển dụng nào phản hồi lại cho bạn về điều đó.

LÀM GÌ VỚI THÔNG TIN

Nếu bạn nhận được phản hồi tốt, đừng cố gắng tranh luận và đừng cố gắng thuyết phục người tuyển dụng xem xét lại quyết định của mình. Mục tiêu của bạn hoàn toàn là thu thập thông tin để học hỏi và tiến bộ mà thôi.

Hãy nhận lấy những gì bạn cần học và áp dụng nó vào hành động trong tương lai, nhằm tới các công ty hoặc vị trí phù hợp hơn. Hoặc sửa chữa sai lầm, như gửi thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng tiếp theo chẳng hạn.

Nếu khôn ngoan theo dõi quá trình của mình, bạn có thể nhận được những thông tin vô giá cho công cuộc tìm việc sau này. Tìm hiểu tại sao cánh cửa này đóng lại, bạn có thể tìm được cách mở ra những cánh cửa khác trong tương lai.

Theo Trí thức Trẻ

Tags

Tin liên quan