7 CẶP TƯƠNG TÁC THUỐC - THUỐC " ĐẠI KỊ" CẦN NẮM!

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

13/12/2019 00:12

903

Kết quả hình ảnh cho tương tác thuốc thuốc

1. Thuốc kháng sinh và đạm.

Nguyên tắc khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm cùng lúc.
Khi đang điều trị bệnh bằng kháng sinh, nếu truyền đạm vào cơ thể. Đạm liên kết với kháng sinh khiến nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa giảm, ảnh hưởng đến hoạt tính điều trị.

 2. Kháng sinh tiết niệu và sắt

Để điều trị viêm đường tiết niệu người bệnh chắc chắn sẽ phải dùng đến kháng sinh, chẳng hạn như ciprofloxacin. Điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này là cần được đưa vào máu trong cơ thể trước khi có tác dụng. Viên sắt đã phá vỡ quy trình này.
Nhóm kháng sinh tiết niệu và sắt không thể đi cùng nhau vì khi dùng sắt sẽ làm kết tủa thuốc, giảm nồng độ thuốc được hấp thu vào máu khiến kháng sinh không còn tác dụng.

 3. Thuốc chống dị ứng và ketoconazol.

Trong danh mục thuốc chống dị ứng có 2 thuốc terfenadin và astemizol, người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng cùng thuốc ketoconazol, cho dù bạn đang trị nấm.
Nguyên nhân do ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu vượt tầm kiểm soát. Khi nồng độ hai loại thuốc chống dị ứng này trong máu tăng sẽ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, có thể gây tử vong.

 4. Thuốc hạ huyết áp và thuốc bổ sung canxi.

Không nên kết hợp thuốc hạ huyết áp với thuốc bổ sung canxi. Canxi có cơ chế tác dụng gây co cơ trơn thành mạch và gây tăng huyết áp. Thuốc chẹn canxi là một trong các thuốc điều trị huyết áp chống lại cơ chế này. Chúng ngăn không cho canxi đi vào hệ thống cơ trơn thành mạch, giảm tối đa sự co thắt mạch và từ đó làm hạ huyết áp bệnh lý.
Chính vì thế, nếu như người bệnh đang dùng thuốc hạ huyết áp dạng chẹn canxi thì tốt nhất hãy tạm thời dừng viên uống bổ sung canxi.

Một số cặp thuốc khác cũng tuyệt đối không được kết hợp với nhau như:
o Thuốc kháng sinh tetracyclin và canxi.
o Thuốc chống đông và vitamin K.
o Thuốc ức chế mật và vitamin D.
o Thuốc chống hen và thuốc chẹn beta.
Trên đây là một số loại thuốc không được kết hợp với nhau. Để thuốc phát huy hiệu quả điều trị, khi sử dụng thuốc tốt nhất nên làm theo chỉ định của bác sĩ.

 5. Omega-3 và thuốc loãng máu

Theo một số nghiên cứu thì omega-3 có thể làm loãng máu. Khi dùng thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc aspirin, nếu quá làm dụng omega-3 thì có thể tăng nguy cơ chảy máu. Nếu dùng liều quá cao có thể gây ra chứng đột quỵ chảy máu.

 6. Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm đặc biệt là loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin - SSRI (fluoxetin, fluoxamin, sertralin, paroxetin, citalopram...) có tác dụng làm tăng lượng serotonin trong synap do đó làm cải thiện rất hiệu quả trạng thái trầm cảm.
Một số thuốc giảm đau có chứa tramadol hydrochloride cũng có thể có tác dụng tương tự.
Khi dùng chung SSRI với tramadol thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng lượng serotonin quá mức gây hội chứng serotonin. Nếu dùng liều cao hai loại thuốc này có thể gây kích động, làm nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim đập nhanh hơn và thở gấp.

 7. Thuốc thông mũi và thuốc hạ huyết áp

Thuốc thông mũi, đặc biệt loại chứa pseudoephedrine làm co mạch, giúp giảm sưng và giảm chảy mũi.
Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm co thắt các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao.
Vì thế, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc huyết áp thì không nên sử dụng thuốc thông mũi cùng lúc.
Hiện nay, trong một số thuốc trị cảm cúm cũng có chứa thành phần thuốc thông mũi nên bệnh nhân huyết áp cần xem kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.


Cre: Vietnam Pharmacy

 

Tags

Tin liên quan