4 MẸO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN DƯỢC ĐẦU NĂM MỚI

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

30/01/2020 00:06

769

Những ngày đầu năm mới, bạn đã xác định mục tiêu và kế hoạch tài chính riêng? Lập kế hoạch cụ thể, thiết lập mục tiêu phù hợp và chuẩn bị cho một năm mới sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng về tiền bạc, cải thiện lối sống và bảo đảm tương lai tài chính an toàn hơn cho gia đình.

Nhắc đến sinh viên, hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến những cô cậu học trò đang học cách trưởng thành kèm theo đó là mức tài chính có hạn. Tài chính của mỗi sinh viên thường nằm ở mức có hạn vì còn phụ thuộc vào gia cảnh và khả năng kiếm tiền từ việc làm thêm của họ. Vì lẽ đó, việc sinh viên tự xây dựng cho mình một thói quen quản lý tài chính phù hợp để cân bằng giữa công cuộc học tập và khám phá cuộc sống là rất quan trọng và sinh viên ngành Dược cũng không ngoại lệ.

Sở hữu cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp sẽ giúp các bạn sinh viên Dược tạo dựng cho bản thân cách sống độc lập sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ. Dù bạn là tân Dược sĩ sắp ra trường hay mới bước vào ngưỡng cửa đại học thì những mẹo nhỏ đầu năm sau đây đều có thể giúp ích cho cuộc sống của bạn đặc biệt nhân dịp đầu năm mới này nhé !

1- Kiểm soát các khoản chi tiêu

Sẽ thật thiếu khoa học nếu bạn không duy trì thói quen ghi chép lại những khoản tiền mình đã chi tiêu. Vì bạn sẽ không thể kiểm soát nguồn tiền của mình nếu như không nắm rõ bản thân đã chi tiêu vào các vấn đề gì. Việc kiểm soát i các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn thống kê đầy đủ thói quen sinh hoạt tiền bạc từ đó hiểu được tình hình “sức khỏe” tài chính để có thể lên phương án chi tiêu sao cho phù hợp.

2 – Sắp xếp các khoản chi tiêu theo mức độ cần thiết

Một cách để bạn có thể quản lý tài chính nhanh & hiệu quả đó là hãy sắp xếp chúng theo mức độ cần thiết. Chẳng hạn khi bạn nhận được tiền gửi hàng tháng từ gia đình, bạn hãy liệt kê các khoản cần thiết phải ưu tiên chi tiêu trước (tiền thuê nhà, học phí, xăng xe, tiền ăn mỗi ngày,…) sau đó mới đến các khoản phụ có thể xê dịch (mua sắm, vui chơi,…). Nếu biết cách sắp xếp khoa học việc chi tiêu thì chắc chắn bạn sẽ rút ra được ưu điểm của phương pháp này để củng cố cho kế hoạch quản lý tài chính.

Sau khi sắp xếp các khoản cần chi tiêu theo mức độ cần thiết, tiếp đó bạn hãy thử lập danh sách tính toán sự cân đối trong tài chính. Hiểu đơn giản là chiếc bảng kê khai lại, tổng hợp lại những gì cần chi trong giới hạn ngân sách hiện có của bạn. Bạn có thể kẻ bảng ra giấy hoặc tổng hợp nó trên một file Excel đều được. Hãy lưu ý đảm bảo một điều rằng số tiền bạn chi ra phải luôn thấp hơn số tiền bạn thu vào. Bảng cân đối ngân sách này chính là hành trang giúp bạn dễ đạt được mục tiêu tài chính của mình hơn trong năm và cả tương lai đấy.

3 – Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính

 

Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa an tâm về khả năng quản lý tài chính của bản thân, hãy thử kết hợp thêm những ứng dụng quản lý tài chính. Các ứng dụng quản lý tài chính nổi tiếng có thể kể đến là Mint, Money Lover,Timo… 

4- Tham khảo nguyên tắc 50/20/30
Nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà, với nguyên tắc chia thu nhập làm ba nhóm chính 50%, 20% và 30% tương ứng ba nhóm chi tiêu.
 


Thứ nhất, nhóm chi tiêu thiết yếu chiếm khoảng 50% thu nhập bao gồm: nhà ở, di chuyển, thực phẩm... Đây là những khoản chi phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, là các khoản chi thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng. Một lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là đừng để nhóm chi này vượt quá một nửa con số thu nhập.

Tiếp theo là nhóm tích lũy, chiếm khoảng 20% thu nhập của bạn để tích lũy hoặc đầu tư cho tương lai.

Nhóm thứ ba là nhóm linh hoạt, chiếm khoảng 30% là các khoản chi thường biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người: Bạn bè, giải trí, quần áo, mỹ phẩm hoặc những sở thích cá nhân. Nếu mong muốn của bạn là tiết kiệm càng nhiều càng tốt, hãy cân nhắc dành 30% cho tích lũy và 20% thu nhập cho nhóm chi tiêu linh hoạt.
Tuy nhiên, các con số gợi ý chỉ mang tính tương đối và nó còn phụ thuộc vào thu nhập và mục tiêu tài chính của mỗi người.

Trên đây là những mẹo hữu ích giúp các bạn sinh viên đạt hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện quản lý tài chính cá nhân. Timo hy vọng các bạn sẽ tìm ra được công thức quản lý phù hợp với bản thân để có một cuộc sống thông minh – năng động.

Nguồn: Tổng hợp

Tags

Tin liên quan