Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
1187
[…] Có thể nói hầu hết các báo cáo trong 2-3 năm trở lại đây đều đưa ra kết luận ngành Dược còn tiếp tục tăng trưởng, thậm trí tăng trưởng 2 con số. Dự báo đến khoảng 2023-2025 quy mô thị trường dược phẩm VN có thể lên đến 6000 triệu $. Một con số khá khủng! Nhưng khác với các thị trường dược đang phát triển và đã phát triển khác là thị trường rất phân mảnh, công ty dược đứng đầu thị trường hiện tại ở VN là Sanofi, cũng chỉ chiếm có ~3.9% và công ty trong nước có thị phần lớn nhất là DHG cũng chỉ có ~1.9%. Riêng với dược phẩm, có khoảng 200 đơn vị sản xuất và trên dưới 3000 doanh nghiệp phân phối và còn khoảng 94% thị phần để chia nhau :v nếu tính tổng thể mảng chăm sóc sức khỏe (mỹ phẩm, TPCN) thì còn lớn hơn khá nhiều.
[…] Bản thân không hiểu rõ về kinh doanh & thị trường nên không dám nói quá nhiều về phân khúc này, chỉ có 1 cảm nhận là với sự xuất hiện của công nghệ trong kinh doanh các mô hình kinh doanh ngày càng được tối ưu, được quản lý hiệu quả hơn và cũng cạnh tranh gay gắt hơn. Thay đổi rõ rệt nhất chính là việc các công ty tập trung vào người dùng cuối cùng nhiều hơn, thậm trí đó còn là mục tiêu sống còn của nhiều công ty! Sở hữu người dùng đồng nghĩa với bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh!
[…] Về sản xuất nói chung, nếu chia ngành công nghiệp dược phẩm ở 4 mức: (1) – Công nghệ cao & phát minh; (2) – Tự động hóa & tương đương; (3) – Cơ khí hóa & Cơ bản; (4) – Thủ công nghiệp & đơn giản. Thì VN đang ở cuối mức (3) những bước đầu mức (2). Công nghiệp dược VN chủ yếu hướng đến các thuốc cơ bản – Generic với tiêu chí đầu ra khá đơn giản là đạt tiêu chuẩn cơ học, dựa trên một quy trình sản xuất cơ khí hóa đơn giản tuân thủ những nguyên tắc cơ bản chung GMP-WHO. Điều này có nghĩa là còn rất nhiều bước đi, nhiều lần đầu tư, nhiều lần sử đổi để đi đến cuối bước (2), và thực sự hơi viển vông khi nghĩ đến mức (1) ở thế hệ của mình!
[…] Các doanh nghiệp sx ở VN, Với sản xuất tân dược thông thường có 4 lựa chọn phát triển chính , với điển hình là 4 doanh nghiệp:
DHG – Sản xuất đại trà – cty dược phẩm trong nước lớn nhất, tập trung vào Generic phố thông có nhu cầu cao
Imexpharm – Chất lượng cao – Cty dược phẩm có hệ thống nhà máy đạt GMP-EU (tiêu chuẩn đc coi là cao nhất trong hệ thống GMP), tập trung vào Generic chất lượng cao và các thuốc nhượng quyền công nghệ
Nanogen – Sáng tạo nội địa – Cty về sinh dược phẩm hàng đầu, tập trung nghiên cứu và phát triển các dạng sinh dược phẩm công nghệ cao
Sanofi – Sáng tạo toàn cầu – Cty đa quốc gia có nhà máy tại VN, tập trung sản xuát các sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và khu vực dựa trên công nghệ và sản phẩm nghiên cứu bản quyền. (Mới đây còn có Abbott, Pfizer và nghe đồn có cả AZ)
Về mảng đông dược – thuốc YHCT mô hình hiện tại khá trồng chéo và loằng ngoằng, do gặp phải nhiều vấn đề từ quản lý, quy định đến dữ liệu, cơ sở nghiên cứu và mức đáp ứng thị trường trong/ ngoài nước. Hiểu biết của mình về mảng này cũng chưa nhiều, nhưng chỉ cảm thấy VN vừa yếu lại vừa thiếu để có thể tạo lên sức bật đáng kể. Hiện tại Traphaco có thể coi là đại diện tiêu biểu cho sự phát triển của thuốc đông dược ở VN, ngoài ra có thể kể đến OPC, Sao Thái Dương, Hoa Linh, Nam Hà, Nam Dược,… Khác biệt của các cty sản xuất ở mảng này chủ yếu nằm ở năng lực và giá trị của R&D. (Mình có chia sẻ ở phần trước, mọi người có thể tham khảo tại đây : https://rutgonlink.vn/nrrPB )
[…] Các nhà sản xuất thuốc tân dược ở VN đa phần đi theo hướng như DHG, 2-3 năm trở lại đây,1 số nhà sản xuất bắt đầu chuyển mình và hướng sang các con đường khác như đầu tư vào GMP-EU/US/JP theo đuổi con đường chất lượng cao hoặc liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài/ Global để tranh thủ tiềm lực kinh tế/ thế mạnh thị trường và công nghệ. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực để chuyển mình và chấp nhận tụt lại hoặc loay hoay tìm cách khác. Sự chuyển mình đòi hỏi sức mạnh nội tại đủ lớn để tự chuyển mình: đầu tư nhà xưởng mới, đầu tư nhiều hơn vào chi phí R&D,… hoặc có tiềm năng đủ tốt để tìm được đối tác.
[…] Bản thân doanh nghiệp chắc là hiểu được sự cần thiết của việc phải chuyển mình, phải thay đổi nhưng bản chất cơ bản của quá trình này là sự đầu tư/ đầu tư lớn vào 2 mảng chính là (1) điều kiện sản xuất và (2) năng lực R&D. Cả 2 điều này đều tốn kém chi phí ban đầu – khấu hao kéo dài và rủi ro khá lớn nếu thất bại. Nếu như điều (1) là bắt buộc, dù muốn hay không doanh nghiệp cũng phải làm nếu muốn chuyển mình, gần như không có sự lựa chọn khác; thì điều (2) doanh nghiệp lại có khá nhiều sự lựa chọn như: mua lại quy trình công nghệ mới phù hợp từ nước ngoài, chờ đợi sư đầu tư từ đối tác hoặc outsource các đơn vị trong nước.
Theo cảm nhận & quan sát, thì hiện tại các doanh nghiệp lựa chọn phương án outsource để nâng cao năng lực và hiệu suất R&D, chuẩn bị sẵn sàng tiềm lực và chờ đợi cơ hội chuyển mình.
Nguồn: RiverDkh
Tin liên quan
TRUNG THU MÙA WFH
18 - SepOctNovDec