Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế
931
Đứng trước tình hình đó, hiện nay các nhà quản trị nhân sự đang lao đao tìm cách cải thiện phương pháp làm việc, tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài tại tổ chức. Do đó, chúng tôi đã biên soạn bài viết này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xác định xu hướng ngành nhân sự trong năm 2021 sẽ xoay chuyển ra sao từ đó lên kế hoạch đối phó với những thay đổi đó.
5 Thách thức ngành Nhân sự phải đối mặt do COVID-19
Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng ngàn doanh nghiệp chao đảo bởi chi phí duy trì vận hành quá lớn trong khi đó nguồn cầu tiêu dùng thị trường sụt giảm chưa từng có trong lịch sử nhiều năm trở lại đây. Không chỉ những khó khăn về mặt chi phí, các doanh nghiệp còn đối mặt với vô vàn thách thức khác như cách thức làm việc mùa dịch, cách phòng chống dịch lây lan, nguồn đầu từ,… Tuy nhiên thách thức về nhân sự được các nhà quản trị đánh giá là một trong những vấn đề nan giải và khó kiểm soát nhất.
Điểm danh 5 thách thức về Nhân sự tiêu biểu nhất mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong mùa dịch Covid dưới đây:
1. Gánh nặng chi phí Nhân sự mặc dù mức tăng trưởng “âm”
Dịch Covid bắt đầu từ cuối năm 2019 nhanh chóng chỉ sau 3 tháng đầu năm Việt Nam đã có hơn 40.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản kéo theo đó là sự sụt giảm nặng nề tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thống kê từ Wikipedia, tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam là 1,81% (quý 2 là 0,36%) đạt ngưỡng thấp nhất trong 10 năm qua. Theo dự báo IHS Markit, kinh tế Việt Nam năm 2020 có thể chỉ tăng 1% năm 2020.
Một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự khủng hoảng của các doanh nghiệp là áp lực về chi phí. Đại dịch Covid làm nguồn cầu tiêu dùng, cầu đầu tư trên thị trường giảm mạnh, các hợp đồng kinh tế vì thế bị đứt gãy, hệ thống sản xuất đình trệ do vắng mặt các đơn đặt hàng. Trong khi đó, chi phí vận hành doanh nghiệp như mặt bằng, máy móc, nguyên vật liệu, chi phí điều hành,…vẫn luôn thường trực tại các doanh nghiệp. Một trong số những áp lực tài chính đó phải kể đến chi phí nhân sự. Theo thống kế của Mckinsey, chi phí dành cho bộ phận nhân sự tại các doanh nghiệp chiếm hơn 30% tổng chi phí doanh nghiệp phải gánh chịu.
Gánh nặng chi phí là lý do khiến nhiều doanh nghiệp không thể bám trụ trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp khác lựa chọn cắt giảm đến mức thấp nhất các chi phí như: cắt giảm nhân sự, thực hiện nhân sự đa nhiệm, giảm lương, giảm giờ làm.
2. Đảm bảo an toàn người lao động trong mùa dịch
Theo báo cáo của CDC, những người mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 5 lần các bệnh cúm, dịch tễ thông thường. Khoảng 21% bệnh nhân Covid-19 được nghiên cứu tử vong, trong khi tỷ lệ ở bệnh nhân cúm chỉ khoảng 3,8%.
Trước sức nguy hiểm của dịch bệnh, việc đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường trong công ty đè nặng lên vai các nhà quản trị.
3. Hiệu suất làm việc giảm – thời gian chết tăng gấp đôi
Theo thông tin tạp chí SHRM: Dịch bệnh đã khiến cho 80% nhân sự trong các doanh nghiệp giảm đi phân nửa khối lượng công việc trong ngày. Thời gian chết tăng, hiệu suất công việc giảm là nguyên nhân khiến doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh.
Khó khăn chồng chất khó khăn là những gì đang diễn ra tại văn phòng nhân sự của các doanh nghiệp. Áp lực giảm thời gian chết, tăng hiệu suất làm việc đè nặng trách nhiệm các nhà quản trị.
4. Bỡ ngỡ trong phương thức làm việc trực tuyến
Mô hình làm việc và quản trị nhân sự được thay đổi hoàn toàn trong mùa dịch. Làm việc từ xa nhanh chóng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Mặc dù đây là cách hiệu quả nhất để duy trì sự vận hành của các công ty, tuy nhiên đội ngũ nhân sự, quản lý cũng vấp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc và quản trị qua các nền tảng trực tuyến.
Hiện nay mô hình làm việc từ xa – văn phòng điện tử 4.0 đã nhanh chóng trở thành xu hướng ngành nhân sự trong tương lai.
5. Cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết
Nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò khác nhau trong cùng một thời điểm được xem như những “viên ngọc” quý mà các doanh nghiệp săn lùng sở hữu. Ở thời kỳ dịch bệnh, việc chiêu mộ nhân sự đa nhiệm để cắt giảm đội ngũ nhân sự không thiết yếu trong doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc các doanh nghiệp cạnh tranh để giữ chân nhân tài và thu hút nhân sự đa nhiệm trở nên gay gắt hơn. Theo dự báo của các chuyên gia nhân sự, đây cũng sẽ trở thành xu hướng ngành nhân sự trong những năm tiếp theo.
20 Xu hướng ngành Nhân sự trong kỷ nguyên số 2021
Trước những biến động của đại dịch và sự phát triển của khoa học công nghệ, tương lai ngành nhân sự sẽ có những thay đổi như thế nào? Những thay đổi đó ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp.
1. Thế hệ Millennials và sự thống lĩnh thị trường lao động Gen Z
2. Yêu cầu hai chiều giữa nhà quản trị và nhân sự
3. Phương thức thu hút nhân tài hoàn toàn mới mẻ
4. Tận dụng nền kinh tế Gig
5. Chú trọng đến sức khỏe của nhân viên
6. Giữ chân nhân tài với gói phúc lợi hiện đại
7. Tập trung vào phân tích dữ liệu nhân sự
8. HR – xu hướng ngành nhân sự bằng AI, VR
9. Áp dụng Blockchain tăng cường bảo mật dữ liệu
10. HR Chatbots trở thành công cụ đắc lực
11. HRM có vai trò sâu sắc hơn trong chiến lược doanh nghiệp
12. Tập trung nâng cao kỹ năng nhân sự
13. Lực lượng lao động trở nên đa dạng hơn
14. Tăng cường đầu tư vào phát triển lãnh đạo trở thành xu hướng
15. Tận dụng nhân sự thuê ngoài HR Outsourcing
16. Cơ hội phát triển cho ONA
17. Đẩy mạnh chiến lược truyền thông nội bộ
18. Tuyển dụng bằng tin nhắn văn bản gia tăng tỷ lệ thành công
19. Xu hướng luân chuyển nhân viên nội bộ
20. Xu hướng thắt chặt Quản lý hiệu suất làm việc nhân sự
PharmaLink HR sẽ update các nội dung chi tiết của 20 XU HƯỚNG NHÂN SỰ 2021 ở các bài tiếp theo!
Cùng đón đọc nhé!