Cách thương lượng mức lương khôn ngoan nhất

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

03/07/2019 00:04

1386

Thương lương lương là một việc làm tất yếu trong quá trình đi tìm việc của người lao động cũng như quá trình tuyển dụng của công ty. Hầu hết người lao động không thích việc phải thương lượng này vì họ thường ở thế bị động hoặc không có kỹ năng thương lượng hoặc không đủ tinh khôn. Vậy làm sao để bạn không bị “thiệt thòi” khi thương lượng lương với nhà tuyển dụng?

1. Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng

Lương là yếu tố quan trọng nhưng có nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém như môi trường làm việc, phụ cấp, cơ hội thăng tiến... Bạn nên có cái nhìn bao quát về những vấn đề này trước khi đưa ra mức lương mong muốn... 

Vì thế, khi nhận được câu hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?", đầu tiên, bạn nên đặt câu hỏi ngược lại: Trách nhiệm công việc bạn sẽ đảm nhận, số lượng nhân viên bạn quản lý, cơ hội học hỏi, thăng tiến, các chế độ đãi ngộ khác... Với những câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của mình đối với cơ hội được làm việc với công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ còn chia sẻ thêm những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp. 

2. Để nhà tuyển dụng trả lời khi bạn thực sự không có con số cụ thể nào

Nếu thật sự chưa nghĩ ra con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn có thể chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Hãy biến câu trả lời thành cơ hội để giới thiệu thêm về bản thân với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng: "Qua tìm hiểu và trao đổi với anh/chị, tôi nhận thấy đây là môi trường làm việc phù hợp. Tôi muốn thử sức ở vị trí này và điều tôi chú trọng ở đây là môi trường làm việc cởi mở, cơ hội thăng tiến cho bản thân. Vậy, anh/chị có thể cho biếtmức lương dự định cho vị trí này là bao nhiêu?".

Lúc này, nhà tuyển dụng có thể sẽ "bật mí" mức kinh phí họ dự định, sẽ dao động trong một khoảng nào đó. Bạn nên cân nhắc xem mức đó có phù hợp với mong muốn của mình không nhưng hãy nhớ là đặt nó trong những yếu tố khác như môi trường, phụ cấp....

Tuy nhiên, có lúc, nhà tuyển dụng sẽ từ chối trả lời câu hỏi bạn nêu ra. "Mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân, thay đổi tùy kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên. Bạn cứ đề xuất, chúng tôi sẽ xem xét". Với trường hợp này, bạn không thể tiếp tục vòng quanh được nữa, hãy cân nhắc về mức độ công việc cũng như năng lực, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức lương kỳ vọng.

Tất nhiên, bạn không nên đưa một mức quá cao mà nên cân đối giữa các vị trí tương tự ở các công ty khác nhau, trong cùng lĩnh vực bạn đang làm để chắc chắn mình không bị "hớ" và nhà tuyển dụng cũng không bị "sốc". Họ sẽ căn cứ vào mức lương mong muốn với dự định của công ty để thỏa thuận với bạn đến kết quả cuối cùng, cả hai bên đều hài lòng.

3. Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương thị trường

Bạn muốn thỏa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn rằng bạn sẽ không đưa ra mức lương quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mức lương bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ, hoặc dạo qua các website việc làm xem khoảng lương cho vị trí tương tự với các yêu cầu tương tự.

4. Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn

Khi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng đã chuẩn bị trước mức lương sẽ thương lượng với bạn. Và đó có thể cũng là mức lương mà họ đã trả cho nhân viên làm việc ở vị trí bạn ứng tuyển. Vì vậy, khi được hỏi về mức lương bạn đừng nội vàng đưa ra một mức lương cụ thể. Tốt nhất bạn nên đá quả bóng đó về phía nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi như:Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi Hoặc bạn có thể nói: Tôi đã nghĩ mức lương này trong khoảng…

Và để tránh mắc phải sai lầm khi thương lượng lương, tốt nhất bạn nên tìm hiểu mức lương dao động trước khi đưa ra mức lương mong muốn. Nếu không bạn có thể bị trả lương thấp hơn so với vị trí công việc hoặc nếu mức lương quá cao nhà tuyển dụng cũng sẽ không đồng ý và điều đó có thể khiến bạn không được chọn.

5. Cẩn thận khi nói về mức lương cũ

Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ và công việc hiện tại bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới này mức lương của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Do đó câu trả lời thành thật của bạn có thể sẽ là một điểm quan trọng để nhà tuyển dụng trả lương cho bạn ở công việc mới.

Diane Barowsky- một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng khuyên các ứng viên: “Những gì tôi đang làm không quan trong, quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao”. Ông cũng giải thích thêm: Nếu mức lương của bạn đang ở cấp thấp, thì việc nói thật sẽ chống lại quá trình đàm phán lương của bạn.

Mức lương là yếu tố quan trọng phản ánh năng lực làm việc của bạn. Tuy nhiên đó là vấn đề rất dễ đưa cuộc phỏng vấn vào bế tắc. Vì vậy, thay vì đề cập đến mức lương, bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng cần bạn. Khi đó, người đưa ra mức lương để đàm phán sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải là bạn.

6. Đừng vội đồng ý hay từ chối ngay khi nhận được lời đề nghị nếu bạn chưa hài lòng.

Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để nhà tuyển dụng biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.”

Tags

Tin liên quan