Bí quyết giúp bạn tỏa sáng trong buổi phỏng vấn xin việc

 

Tìm Việc Làm Ngành Dược & Y Tế

04/03/2017 00:04

1728

Chắc hẳn ai ít nhất trong đời cũng có vài lần đi ứng tuyển xin việc làm nhưng không phải ai cũng thành công trong buổi phỏng vấn đó. Đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước

 

Chắc hẳn ai ít nhất trong đời cũng có vài lần đi ứng tuyển xin việc làm nhưng không phải ai cũng thành công trong buổi phỏng vấn đó. Đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước

1. Nghiên cứu về công ty, nhà tuyển dụng, cơ hội việc làm

 

Điều đầu tiên cần phải đảm bảo ở ứng viên là một nền tảng kiến thức vững chắc. Nếu có kỹ năng trả lời phỏng vấn nhưng bạn không có một nền tảng chuyên môn phù hợp thì bạn cũng không thể thành công khi ứng tuyển vào vị trí này. Bạn nên hiểu rõ công ty có nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu công việc là gì và biết vài thông tin về người phỏng vấn sẽ là một lợi thế. Bạn càng tìm hiểu nhiều thông tin, biết sơ bộ về người tuyển dụng, thì bạn càng thêm tự tin và trả lời các câu hỏi phỏng vấn tốt hơn.

 

2. Tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và chuẩn bị câu trả lời

 

Một cách hiệu quả để thành công trong phỏng vấn xin việc là chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho những câu hỏi thông dụng dự kiến có thể xuất hiện.

Đầu tiên hãy tìm hiểu thể loại phỏng vấn sẽ diễn ra (bạn có thể hỏi người của công ty đã liên lạc với bạn). Bạn nên soạn sẵn các câu trả lời sao cho thật súc tích và cụ thể, tập trung vào những ví dụ về thành quả thực tế. Để nhớ được những câu trả lời đã soạn sẵn, bạn nên đặt chúng vào một mạch câu chuyện để trình bày trong quá trình phỏng vấn. Bạn không nhất thiết phải học thuộc lòng tất cả chi tiết câu trả lời (trên thực tế, tốt hơn là không nên) nhưng ít nhất hãy phát triển từ các luận điểm đó.

 

3. Chọn trang phục phù hợp

 

Trong tủ quần áo của mình, hãy chọn ra trang phục phù hợp với văn hóa công ty, chuẩn bị cho sự xuất hiện của bạn sao cho chuyên nghiệp nhất có thể. Hãy nhớ rằng không nên quá phô trương và cũng không nên quá tuềnh toàng. Hãy mặc trang phục sạch sẽ, lịch sự và phù hợp với bạn, hạn chế sử dụng trang sức và phụ kiện. Cố gắng không hút thuốc, ăn uống ngay trước buổi phỏng vấn và nếu có thể hãy dành thời gian vệ sinh cá nhân trước khi đến buổi phỏng vấn.

 

4. Đến đúng giờ

 

Không có lý do gì khiến bạn đến buổi phỏng vấn trễ ngoại trừ những tình huống nghiêm trọng ngoài ý muốn. Hãy cố gắng sắp xếp đến buổi phỏng vấn trước 10 - 15 phút để giúp bản thân có thời gian ổn định tâm lý và hoàn thành đầy đủ giấy tờ cần thiết. Đến sớm cũng là một cơ hội để bạn quen dần và có thể quan sát diễn biến quá trình làm việc tại công ty.

Trước ngày phỏng vấn, hãy chuẩn bị thêm các bản sao sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc cũng như các giấy tờ cần thiết có liên quan. Cuối cùng hãy nhớ mang thêm bút viết, giấy ghi chú và khi đến văn phòng, hãy tắt điện thoại di động của bạn.

 

5. Hãy tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt đến tất cả những người bạn gặp

 

Nguyên tắc cốt yếu của buổi phỏng vấn là hãy tỏ ra lịch sự, chào hỏi tất cả những người bạn gặp từ bãi đậu xe đến nhân viên tiếp tân và người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng luôn tò mò cách ứng xử của ứng viên đối với nhân viên như thế nào và cơ hội nhận được công việc của bạn hoàn toàn có thể vụt mất nếu bạn tỏ ra thô lỗ hoặc kiêu căng với bất kỳ nhân viên nào.

Khi đến thời gian phỏng vấn, hãy giữ ấn tượng đầu tiên đó, cách bạn chào hỏi người phỏng vấn vào những giây đầu tiên có thể khiến buổi phỏng vấn của bạn thành công hoặc thất bại. Hãy để lại ấn tượng đầu tiên tốt đẹp bằng cách ăn mặc phù hợp, đến sớm và chào hỏi người phỏng vấn, đứng thẳng, nở nụ cười, giao tiếp bằng mắt và trao một cái bắt tay thật quyết đoán (không ngập ngừng hay nắm quá chặt).

Hãy nhớ rằng thái độ tích cực và thể hiện sự nhiệt tình với người tuyển dụng về vị trí công việc mà bạn ứng tuyển rất quan trọng trong những bước đầu của buổi phỏng vấn; các nghiên cứu cho thấy những nhà quản lý tuyển dụng đưa ra quyết định quan trọng về ứng viên trong vòng 20 phút đầu của buổi phỏng vấn.

 

6. Hãy thành thật, lạc quan, tập trung, tự tin và nói chuyện súc tích

 

Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, bí quyết để thành công chính là chất lượng và cách truyền tải câu trả lời của bạn. Hãy luôn thành thật và trả lời trung thực các câu hỏi của người phỏng vấn. Đồng thời, với mục tiêu bước tiếp vào vòng tiếp theo, bạn cần đưa ra các câu trả lời thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân phù hợp với công việc mà người tuyển dụng đang cần. Trình bày ngắn gọn và đúng trọng tâm bằng cách đưa ra các ví dụ vững chắc về giải pháp, thành quả của bạn.

Bằng cách rèn luyện các kỹ năng trả lời phỏng vấn như chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, bạn có thể tránh đưa ra các câu trả lời dài dòng, lan man. Bên cạnh đó, dù người phỏng vấn có làm khó dễ bạn như thế nào, không bao giờ nên chê bai sếp và đồng nghiệp ở công ty cũ của bạn. Hãy chứng minh bạn là ứng viên lý tưởng cho công việc đó.

  

 

7. Đặt ra các câu hỏi sâu sắc

 

Các nghiên cứu cho thấy các nhà tuyển dụng đánh giá khá nhiều về ứng viên dựa vào sự quan tâm của họ về công việc qua cách ứng viên đặt câu hỏi. Vì vậy, ngay cả khi nhà tuyển dụng đã đề cập đầy đủ các thông tin về công việc, bạn cũng nên đặt ra một số câu hỏi phản hồi.

Người tìm việc thông minh cần chuẩn bị sẵn các câu hỏi nhiều ngày trước buổi phỏng vấn và bổ sung thêm những thắc mắc có thể phát sinh trong buổi phỏng vấn.

 

8. Tự quảng cáo cho bản thân

 

Ứng viên giỏi nhất không phải lúc nào cũng được tuyển dụng, thay vào đó người được lựa chọn chính là ứng viên thể hiện tốt nhất khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn và cho thấy sự phù hợp của bản thân với công việc, công ty và tổ chức đó.

Quảng cáo cho bản thân cũng giống như một cơ hội bán hàng. Bạn là nhân viên bán hàng và sản phẩm bạn đang bán cho nhà tuyển dụng là năng lực đáp ứng nhu cầu của tổ chức, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự thành công.

Cuối cùng, khi buổi phỏng vấn sắp kết thúc, hãy hỏi về giai đoạn tiếp theo và thời gian dự kiến nhà tuyển dụng sẽ đưa ra kết quả phỏng vấn.

 

9. Cảm ơn (những) người phỏng vấn trực tiếp hoặc qua email.

 

Thái độ lịch sự có thể giúp bạn tiến xa trong buổi phỏng vấn. Vì vậy cảm ơn người phỏng vấn là một bước rất quan trọng. Đầu tiên bạn nên cảm ơn người phỏng vấn bạn ngay trong buổi phỏng vấn. Việc viết thư cảm ơn ngắn gọn sau buổi phỏng vấn không thể giúp bạn nhận được công việc ngay nhưng chắc chắn điều đó sẽ mang lại lợi thế hơn các ứng viên khác không hề bận tâm làm việc đó.

 

Sự chuẩn bị kỹ càng luôn là chìa khóa giúp bạn thành công. 

 

Tags

Tin liên quan